Trắc Nghiệm Chuyên Đề Sóng Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1098:
    Một sóng ngang có chu kì T = 0,1s truyền trong môi trường đàn hồi có tốc độ truyền sóng v = 1,2m/s. Xét hai điểm M, N trên cùng một phương truyền sóng (sóng truyền từ M đến N). Vào một thời điểm nào đó điểm M đang ở biên dương (tại đỉnh sóng) còn điểm N đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Khoảng cách MN có thể là:
    • A. 42cm
    • B. 28cm
    • C. 48cm
    • D. 33cm
    Đáp án đúng: D
    * Vào một thời điểm nào đó điểm M đang ở biên dương ( tại đỉnh sóng) còn điểm N đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm => M, N ở các vị trí như hình vẽ.
    * Mặt khác sóng từ M đến N nên M sớm pha hơn M
    => Độ lệch pha giữa M, N là Δφ=3π/2 + 2kπ
    => MN = 3λ/4 + kλ = 9 + k.12
    => Giá trị có thể của MN là 33cm với k=2
    01.jpg
    => Đáp án D.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1099:
    Trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A, B, C, một nguồn điểm phát âm công suất P đặt tại điểm O, di chuyển một máy thu âm từ A đến C thì thấy rằng : mức độ âm tại B lớn nhất và bằng LB = 46,02 dB còn mức cường độ âm tại A và C là bằng nhau và bằng LA = LC = 40dB. Bỏ qua nguồn âm tại O, đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P’, để mức độ cường âm tại B vẫn không đổi thì:
    • A. P’ = P/3
    • B. P’ = 3P
    • C. P’ = P/5
    • D. P’ = 5P
    Đáp án đúng: B
    * Theo bài ta có hình vẽ.
    01.jpg
    * Ta có: \(\left\{\begin{matrix} I_A = \frac{P}{4 \pi .OA^2 }= I_0.10^4 (1)\\ I_B = \frac{P}{4\pi .OB^2} = I_0.10^{4,602} (2)\end{matrix}\right. \Rightarrow OA = 2.0B\)
    \(\Rightarrow AB = \sqrt{OA^2 - OB^2} = \sqrt{3}.OB (3)\)
    * Khi nguồn đặt tại A. thì \(I'_{B} =\frac{P'}{4 \pi. AB^2} = I_0.10^{4,062} (4)\)
    * Từ (2), (3) và (4) => P’=3P
    => Đáp án B.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1100:
    Bốn điểm O, A, B, C cùng nằm trên một nửa đường tròn bán kính $R$ sao cho $AB = BC =R$. Tại $O$ đặt nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, coi môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại $A$ là $24,05dB$ và tại $C$ là $18,03 dB$. Mức cường độ âm tại B xấp xỉ bằng
    • A. $22,68 dB$
    • B. $21,76 dB$
    • C. $19,28 dB$
    • D. $20,39 dB$
    Đáp án đúng: C
    Lúc đầu chọn cố định O và C là đường kính của cung tròn như hình vẽ. Sau đó lấy điểm B sao cho BA = BC = OC/2 như hình vẽ. Để đơn giản chọn R = 1 (m).
    - Cống suất nguồn không đổi: \(\frac{I_A}{I_C} = (\frac{OC}{OA})^2 = 10^{L_A - L_C} = 10^{2. 405 - 1.803}\)
    ⇒ OC = 2OA. Ta đã xác định được điểm A như hình.
    Dễ thấy được góc 1200 suy ra\(OB = \sqrt{3}(m)\)
    - Ta có: \(\frac{I_A}{I_B} = (\frac{OB}{OA})^2 = 10^{L_A - L_B} \Leftrightarrow (\sqrt{3})^2 = 10^{2.405 - L_B}\)
    \(\Rightarrow L_B = 1,928 (B) = 19,28(dB)\)
    01.jpg
    ⇒ Đáp án C
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1101:
    Một dây đàn phát ra các họa âm có tần số 2964 Hz và 4940 Hz.. Biết âm cơ bản có tần số trong khoảng 380 Hz tới 720 Hz. Dãy đàn có thể phát ra số họa âm có tần số nằm trong khoảng từ 8 kHz đến 11kHz là
    • A. 7
    • B. 8
    • C. 6
    • D. 5
    Đáp án đúng: A
    Theo đề suy ra: 4940 − 2964 = n.fmin thay fmin ∈ (380Hz → 720Hz) ⇒ n = 5;4;3 thử lại thấy n = 4 nhận⇒ fmin = 494Hz .Theo đề suy ra tiếp: 8000 ≤ k.494 ≤ 11400 ⇒ 16,19 ≤ k ≤ 23,07 ⇒ có 7 giá trị k nguyên
    ⇒ Đáp án A.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1102:
    Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng sao động ngược pha là 0,85m. Tần số của sóng âm bằng
    • A. 100Hz
    • B. 400Hz
    • C. 300Hz
    • D. 200Hz
    Đáp án đúng: D
    Ta có; \(d = \frac{\lambda }{2} = 0,85 m \Rightarrow \lambda = 1,7 m\)
    Mặt khác \(f = \frac{v}{\lambda } = 200 Hz\)
    => Đáp án D
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1103:
    Một sóng truyền trên sợi dây với tần số f = 10Hz. Tại một thời điểm nào đó sợ dây có dạng như hình vẽ. Biết rằng khoảng cách từ vị trí cân bằng của phần tử A đến vị trí cân bằng của phần tử C là 40cm và phần tử tại B đang đi xuống để qua VTCB. Chiều và tốc độ truyền của sóng là
    01.png
    • A. Từ trái sang phải, với tốc độ 2m/s
    • B. Từ phải sang trái, với tốc độ 8m/s
    • C. Từ phải sang trái, với tốc độ 2m/s
    • D. Từ trái sang phải, với tốc độ 8m/s
    Đáp án đúng: B
    Từ Hình vẽ suy ra: sóng đang truyền từ phải sang trái \(AC = \frac{\lambda }{2} = 40 \Rightarrow \lambda = 80 cm\)
    Vậy tốc độ truyền sóng v = λf = 800cm / s = 8m / s
    ⇒ Đáp án B.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1104:
    Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai?
    • A. Tốc độ truyến sóng trong chân không là lớn nhất
    • B. Biên độ sóng có thể thay đổi khi sóng lan truyền
    • C. Tần số không thay đổi khi lan truyền
    • D. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng
    Đáp án đúng: A
    Sóng cơ không truyền được ở trong chân không ⇒ Đáp án A
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1105:
    Ở Việt Nam, phổ biến loại sáo trúc có 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi và một lỗ định âm( là lỗ để sáo phát ra âm cơ bản). Các lỗ bấm đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 tính từ lỗ định âm; các lỗ này phát ra các âm có tần số cách âm cơ bản được tính bằng cung theo thứ tự; 1 cung, 2 cung, 2,5 cung,3,5 cung, 5,5 cung. Coi rằng mỗi lỗ bấm là một ống sáo rút ngắn. Hai lỗ cách nhau một cung và nửa cung(tính từ lỗ định âm) thì có tỉ số chiều dài đến lỗ thổi tương ứng là 8/9 và 15/16. Giữa chiều dài L, từ lỗ thổi đến lỗ thứ i và tần số \(f_i(i = 1 \rightarrow 6)\)của âm phát ra từ lỗ đó tuần theo công thức \(L= \frac{v}{2f_i}\) (v là tốc độ truyền âm trong không khí bằng 340m/s). Một ống sáo phát ra âm cơ bản có tần số f = 440Hz. Lỗ thứ 5 phát ra âm cơ bản có tần số
    • A. 392Hz
    • B. 494 Hz
    • C. 751,8Hz
    • D. 257,5Hz
    Đáp án đúng: D
    01.jpg
    2 âm cách nhau 1 nc thì \(\frac{L_{n + 1}}{L_n} = \frac{9}{8}\) và 2 âm cách nhau 0,5 c thì \(\frac{L_{n + 1}}{L_n} = \frac{16}{15}\)
    Dựa vào hình tính khoảng cách ra nhé.
    Ta có: \(\frac{L_5}{L_0} = \frac{f_0}{f_5} \Leftrightarrow \frac{L_5}{L_4}.\frac{L_4}{L_3}.\frac{L_3}{L_2}.\frac{L_2}{L_1}.\frac{L_1}{L_0}=\frac{f_0}{f_5} \Rightarrow \frac{9}{8}. \frac{9}{8}. \frac{16}{15}. \frac{9}{8}. \frac{9}{8} = \frac{440}{f_5} \Rightarrow f_5 = 257,5 (Hz).\)
    ⇒ Đáp án D
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1106:
    Một sóng cơ có chu kì 0,3s lan truyền từ nguồn O, dọc theo trục Ox với biên độ sóng không đổi và tốc độ truyền sóng 80cm/s. Biết rằng tại thời điểm t, phần tử tại O qua vị trí cân bằng theo chiều dương, sau thời điểm đó một khoảng thời gian 0,25s, phần tử tại điểm M cách O một đoạn 4cm có li độ là – 6 mm. Biên độ của sóng là:
    • A. \(4\sqrt{3} mm\)
    • B. \(6\sqrt{3} mm\)
    • C. 12mm
    • D. 6mm
    Đáp án đúng: A
    \(T = 0,3s; v = 80 cm/s; \lambda = vT = 24 cm\)
    \(u_0 = A cos (\frac{20 \pi t}{3} - \frac{\pi}{2}) = 0 \Leftrightarrow t = 0\)
    \(u_M = A cos (\frac{20 \pi}{3}. (t + 0,25) - \frac{\pi}{2} - \frac{2 \pi. 4}{24}) = A cos(\frac{5 \pi}{6}) = - 6 \Leftrightarrow 4\sqrt{3} mm\)
    => Đáp án A