Câu 1107: Một sợi dây đàn hồi với hai đầu cố định có sóng dừng ổn định. Lúc đầu trên dây có 6 nút sóng (kể cả nút ở 2 đầu). Nếu tăng tần số thêm ∆f thì số bụng sóng trên dây bằng 7. Nếu giảm tần số đi 0,5∆f thì số bụng sóng trên dây là: A. 5 B. 10 C. 4 D. 3 Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Ban đầu trên dây có 6 nút sóng (kể cả nút ở 2 đầu) suy ra trên dây có 5 bụng sóng. Gọi f0 là tần số âm cơ bản của sợi dây (tần số âm cơ bản là: Khi ta tăng tần số trên sợi dây thêm f0 thì trên dây tăng 1 bụng sóng, hay nếu ta giảm tần số đi 1 lượng f0 thì trên dây giảm đi 1 bụng sóng, tương tự như tăng 2f0 thì tăng thêm hai bụng sóng, giảm 2f0 thì giảm 2 bụng sóng) Ta tăng thêm ∆f thì số bụng sóng trên dây là 7, tức là đã lên 2 bụng sóng so với lúc đầu Vậy ∆f = 2f0. Nếu giảm 0,5 ∆f = f0 thì số bụng sóng trên sợi dây giảm đi 1 bụng. Tức là 4 bụng so với ban đầu. => Đáp án C
Câu 1108: Cho A, B, C, D, E theo thứ tự là 5 nút liên tiếp trên một sợi dây có sóng dừng. Ba điểm M, N, P là các điểm trên dây lần lượt nằm trong khoảng AB, BC, DE thì có thể rút ra kết luận gì? A. M, N, P dao động cùng pha nhau B. M dao động cùng pha với N và ngược pha với P C. N dao động cùng pha với P và ngược pha với M D. M dao động cùng pha với P và ngược pha với N Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Các điểm thuộc 2 bụng liên tiếp thì ngược nhau. Vậy suy ra M và N ngược pha P nằm trong bụng sóng cách N một bụng sóng suy ra P cùng pha với N và ngược pha với M => Đáp án C
Câu 1109: Tại điểm O trên bề mặt một chất lỏng có một nguồn phát sóng với chu kỳ T=1,2s, tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 0,75 m/s. Hai điểm M và N trên bề mặt chất lỏng cách nguồn O các khoảng 0,75 m và 1,2m. Hai điểm M và N dao động A. cùng pha nhau B. ngược pha nhau C. vuông pha nhau D. lệch pha nhau π /4 Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B \(\lambda= 0,75.1,2 = 0,9 M\) \(\varphi_M= \frac{2 \pi OM}{\lambda }= \frac{5 \pi}{3}\) \(\varphi_N= \frac{2 \pi OM}{\lambda }= \frac{8 \pi}{3}\) => $φ_N - φ_M = π$ Vậy hai nguồn ngược pha => Đáp án B
Câu 1110: Âm thanh: A. truyền được trong chất rắn,chất lỏng và chất khí B. không truyền được trong chất rắn. C. truyền được trong chất rắn,chất lỏng,chất khí và cả chân không. D. chỉ truyền trong chất khí. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Âm thanh truyền được trong cả rắn, lỏng, khí. Vậy đáp án A đúng.
Câu 1111: Cường độ âm tại một điểm tăng gấp bao nhiêu lần nếu tại đó tăng thêm 2B : A. 100 lần B. 10 lần C. 20 lần D. 200 lần. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Ta có: \(\frac{I'}{I} = \frac{10^{L'}}{10^L} = \frac{10^{L +2}}{10^{L}} = 100\) => đáp án A.
Câu 1112: Tại thời điểm t=0, đầu O của sợi dây cao su đàn hồi dài, căng ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ a, tần số f=2 Hz. Vận tốc truyền sóng v=24 cm/s và coi biên độ sóng không đổi khi truyền. Gọi P,Q là hai điểm trên dây cách O lần lượt 6 cm và 9 cm. Sau bao lâu kể từ khi O dao động ( không kể khi t=0), ba điểm O,P,Q thẳng hàng lần thứ hai: A. 0,387s B. 0,5s C. 0,463s D. 0,377s Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Ta tính được ngay \(\lambda = \frac{v}{f} = 12 cm\) Sau thời gian \(\frac{T}{2} = 0,25 s\) thì sóng vừa đến điểm P, lúc này ba điểm O, P, Q thẳng hàng lần đầu tiên. .Sau khoảng thời gian \(t = \frac{OQ}{v} = 0,375 s\) thì sóng mới lan truyền đến điểm Q, điểm Q bắt đầu dao động đi lên . Phương trình dao động mỗi điểm lần lượt là: \(u_0 = acos(4 \pi t - \frac{\pi}{2})\) \(u_p = acos(4 \pi t - \frac{\pi}{2} - \frac{2 \pi 0P}{\lambda }) = acos (4 \pi t - \frac{3 \pi}{2})\) \(u_Q = acos(4 \pi t - \frac{\pi}{2} - \frac{2 \pi 0P}{\lambda }) = acos (4 \pi t - 2 \pi)\) Chọn hệ trục Oxy, Ox theo phương truyền sóng, Oy theo phương dao động phần tử trên dây Khi đó các điểm O, P, Q lầ lượt có tọa đội \((0,u_0); p(6, u_p);Q(9;u_Q)\) Ba điểm O, P, Q thẳng hàng khi \(\overline{PO} = k.\overline{OQ} (k \epsilon R)\) Với \(\left\{\begin{matrix} \overline{OP }= (6; u_p - u_0) \\ \overline{OQ} = (9; u_Q - u_0)\end{matrix}\right.\) Khi và chỉ khi \(\frac{6}{9} = \frac{u_p - u_o}{u_Q - u_0} \Rightarrow 3u_p - 2u_Q = u_O = 0\) \(\Rightarrow 3acos(4 \pi t - \frac{3 \pi}{2}) - 2acos (4 \pi t - 2 \pi) - acos(4 \pi t - \frac{\pi}{2})\) Dùng tổng hợp dao động ta suy ra \(2\sqrt{5}cos(4 \pi t - 2,0344) = 0 \Rightarrow 4 \pi t - 3,0344 = \frac{\pi}{2} + k \pi (k \epsilon Z)\) Kết hợp với điều kiện t > 0,375 ta suy ra k=2 => t ≈ 0,463 =>Đáp án C.
Câu 1113: Một người quan sát sóng mặt nước lan truyền trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp nhau bằng 2 m và có 6 ngọn sóng đi qua trước mặt mình trong 8 s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng A. 3,33 m/s B. 1,25 m/s C. 2,5 m/s D. 2,67 m/s Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B Theo đầu bài thời gian để 6 ngọn sóng đi qua là: \(5T = 8s\Rightarrow T = 1,6 s \Rightarrow v = \lambda / T = 2/1,6 = 1,25 m/s\) = > Đáp án B
Câu 1114: Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng siêu âm phản xạ từ con mồi. Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái đất của con dơi là 19 m/s của muỗi là 1 m/s. Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm, ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau 1/6 s kể từ khi phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi(kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 1.81 s B. 3.12 s C. 1.49 s D. 3.65 s Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Gọi A, B lần lượt là vị trí ban đầu của con muỗi, con dơi. M là vị trí ban đầu sóng siêu âm của con dơi gặp con muỗi, N là vị trí mà sóng siêu âm lần đầu tiên thu nhận lại sóng siêu âm. Ta có: trong thời gian 1/6 s thì con dơi đi được quãng đường là: NB = 3,167 m. quãng đường mà sóng siêu âm đi được là: BM +MN= 2BM – BN = 56,667 m => BM = 29,917m => Thời gian con muỗi đi từ A đến M sẽ bằng thời gian sóng siêu âm đi từ B đến M \(t_{MB} = 0,088 s \Rightarrow AM = t_{BM}.v\)muỗi = 0,088 m ⇒ AB = 30 m Gọi t là thời gian mà con muỗi gặp con dơi ⇒S muỗi + S dơi = 30 m = 19 t + t ⇒ t = 1,5 s Đáp án C.
Câu 1115: Tại O có một nguồn phát âm đẳng hướng, công suất không đổi. Coi môi trường không hấp thụ âm. Một máy thu âm di chuyển theo một đường thẳng từ A đến B với \(AB = 16\sqrt{2} cm\).Tại A máy thu âm có cường độ âm là I, sau đó cường độ âm tăng dần đến cực đại 9I tại C rồi lại giảm dần về I tại B. Khoảng cách OC là A. 4 cm B. 8 cm C. \(4\sqrt{2}\) cm D. \(6\sqrt{2}\) cm Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Đây là bài liên quan đến cường độ âm và khoảng cách đến nguồn âm nên công thức cần dùng là \(\frac{I_2}{I_1} = (\frac{r_1}{r_2})^2\) Vì \(I_A = I_B = I\) nên OA = OB. Tại C thì cường độ âm cực đại nên C gần O nhất, vì thế OC vuông góc OB) (hình vẽ). Mặt khác: \(\frac{I_C}{I_A} = 9 = (\frac{OA}{OC})^2 \Rightarrow OA^2 = 3OC^2\) Trong tam giác vuông OCA có \(OA^2 = OC^2 + AC^2 \Rightarrow 90C^2=OC^2 + (\frac{AB}{2})^2 \Rightarrow OC = 4 cm\) Vậy đáp án A đúng .
Câu 1116: Một sợi dây dài 1,5m, hai đầu cố định có sóng dừng với hai nút sóng (không kể hai đầu) thì bước sóng của sợi dây là: A. 1m B. 2cm C. 0,375 m D. 0,75 m Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Theo đầu bài ta suy ra được có tất cả là 3 bụng sóng \(\Rightarrow \frac{3}{2}\lambda =1,5m\Rightarrow \lambda =1m\) Vậy đán án A đúng.