Trắc Nghiệm Chuyên Đề Sóng Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1127:
    Vận tốc truyền sóng trên sợi dây đàn hồi tỉ lệ với lực căng dây theo biểu thức \(V = \sqrt{\frac{F}{m}}\)với m là khối lượng trên mỗi đơn vị độ dài của dây. Người ta thực hiện thí nghiệm sóng dừng trên dây với hai đầu cố định ở tần số f = 60Hz thì quan sát được trên dây xuất hiện k nút sóng. Thay đổi lực căng đi một lượng \(\frac{F}{2}\) người ta thấy hiện tượng sóng dừng xuất hiện ở trên dây như ban đầu với tần số tương ứng là f1 và f2. Như vậy nếu tính từ tần số f thì cần thay đổi tần số một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để thấy hiện tượng sóng dừng như trên
    • A. 15,35Hz
    • B. 17,57Hz
    • C. 13,48Hz
    • D. 10,00Hz
    Đáp án đúng: C
    Khi thay đổi lực căng thì vận tốc mới của dao động là:
    \(v' = v\sqrt{1,5}\) hoặc \(v' = \frac{v\sqrt{2}}{2}\)
    => Khi vận tốc bằng \(v' = v\sqrt{1,5}\) thì cần thay đổi tần số f một lượng nhỏ nhất bằng:
    \(\Delta f = \left |f' - f \right | = 60\sqrt{1,5} - 60 = 13,48 Hz\)
    => Khi vận tốc bằng \(v' = v\frac{\sqrt{2}}{2}\) thì cần thay đổi tần số f một lượng nhỏ nhất bằng:
    \(\Delta f = \left |f' - f \right | = 60 - 60.\frac{\sqrt{2}}{2} = 17,57 Hz\)
    Vậy nếu tính từ tần số f thì cần thay đổi tần số một lượng nhỏ nhất bằng 13,48Hz để thấy hiện tượng sóng dừng như trên
    => Đáp án C.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1128:
    Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đầu A cố định. Trên dây đang có sóng dừng ổn định. Gọi B là điểm bụng thứ hai tính từ A, C là điểm nằm giữa A và B. Biết AB = 30 (cm); \(AC = \frac{20}{3} (cm)\). Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 50(cm/s). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là:
    • A. \(t = \frac{1}{5} (s)\)
    • B. \(t = \frac{4}{15} (s)\)
    • C. \(t = \frac{2}{15} (s)\)
    • D. \(t = \frac{2}{5} (s)\)
    Đáp án đúng: C
    Ta có: \(AB = \frac{3\lambda }{4}\Rightarrow \lambda = 40 cm \Rightarrow T = 0,8 s\)
    Gọi phương trình sóng tại nguồn là \(u=acos\omega t\)
    ⇒ Phương trình sóng tại C
    \(u = 2 a cos\frac{2 \pi d}{\lambda } cos(w t + \frac{\pi}{2}) = 2 a cos\frac{2 \pi (30 - \frac{20}{3})}{40} cos(wt + \frac{\pi}{2}) = \sqrt{3}a cos(wt + \frac{3 \pi}{2}) cm\)
    => Khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp để li độ tại B bằng biên độ tại C là: \(t = T/6 = 2/15 s\)
    => Đáp án C.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1129:
    Khi nói về sóng âm, điều nào sau đây là sai?
    • A.
      Khi một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tân số f0 thì sẽ đồng thời phát ra các họa âm có tần số bằng số nguyên dương lần f0.
    • B. Trong chất rắn, sóng âm có thể là sóng ngang hay sóng dọc.
    • C. Có thể chuyển dao động âm thành dao động điện và dùng dao động kí để khảo sát dao động âm
    • D. Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.
    Đáp án đúng: D
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1130:
    Đại lượng nào KHÔNG ảnh hưởng đến năng lượng của sóng chạy tại một điểm
    • A. Tần số của nguồn sóng
    • B. Vận tốc truyền pha
    • C. Vận tốc dao động cực đại của các phần tử môi trường
    • D. Biên độ dao động của các điểm môi trường
    Đáp án đúng: B
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1131:
    Một sóng chạy lan truyền theo một phương với biên độ sóng không thay đổi. Tại một thời điểm bất kỳ, các điểm có li độ 3 cm cách nhau những khoảng lần lượt là 20 cm, 60 cm. Biên độ của sóng trong môi trường
    • A. 3 cm
    • B. \(3\sqrt{2}\) cm
    • C. \(3\sqrt{3}\) cm
    • D. 6 cm
    Đáp án đúng: B
    \(\lambda = 80 cm\)
    \(x = A.cos\frac{\pi d}{\lambda } = A.cos\frac{\pi 20}{80}\rightarrow A = 3\sqrt{2} cm\)
    ⇒ Chọn đáp án B
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1132:
    Một sóng dọc lan truyền trong môi trường với tần số 50 Hz, tốc độ truyền sóng là 2m/s, biên độ sóng không đổi theo phương truyền sóng là 4 cm. Biết A và B là hai điểm trên cùng một phương truyền sóng. Khi chưa có sóng truyền, khoảng cách từ điểm nguồn phát sóng đến A và B lần lượt là 20 cm và 42 cm. Khi có sóng truyền qua, khoảng cách lớn nhất giữa A và B là
    • A. 30 cm
    • B. 23,4 cm
    • C. 32 cm
    • D. 28,4 cm
    Đáp án đúng: A
    \(x_A = 20 + 4 cos(100 \pi t)\)
    \(x_B = 42 + 4 cos(100 \pi t + \pi)\)
    =>Khoảng cách AB = (xB – xA) = 22 + 8cos(100 πt)
    =>khoảng cách max = 30 cm
    ⇒ Chọn đáp án A
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1133:
    Trên sợi dây có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng là A. Hai điểm M và N trên dây cách nhau 5 cm, các phần tử ở đó giao động ngược pha nhau với cùng biên độ A/2. Với tốc độ truyền sóng trên dây là v = 6 m/s, bước sóng λ> 10 cm. Tần số sóng là
    • A. f < 20 Hz
    • B. f = 20 Hz
    • C. 40Hz ≥ f ≥ 20 Hz
    • D. f > 40 Hz
    Đáp án đúng: B
    Cho M và N ngược pha và cùng biên độ \(\frac{A}{2}\)nên ta có
    => \(MN=2.\frac{\lambda }{12}\Rightarrow \lambda =30cm\)
    \(\Rightarrow f = \frac{v}{\lambda } = \frac{600}{30} = 20 Hz\)
    ⇒ Chọn đáp án B
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1134:
    M và N là hai điểm trên cùng phương truyền sóng trên mặt nước, cách nguồn theo thứ tự d1 = 5 cm và d2= 20 cm. Biết rằng các vòng tròn đồng tâm của sóng nhận được năng lượng dao động như nhau và năng lượng sóng không bị mất mát. Tại M phương trình sóng có dạng uM = 5cos(10πt + π/3). Vận tốc truyền sóng là v = 30 cm/s. Tại thời điểm t, li độ dao động của phần tử nước tại M là uM (t) = 4 cm, lúc đó li độ dao động của phần tử nước tại N là
    • A. 4 cm
    • B. -2 cm
    • C. 2 cm
    • D. -4 cm
    Đáp án đúng: B
    \(\lambda = \frac{v}{f}=\frac{30}{5}=6 cm\Rightarrow \Delta \varphi MN = \frac{2 \pi MN}{\lambda } = 5 \pi\)
    ⇒ M và N dao động ngược pha nhau ⇒ \(\frac{x_M}{AM} = \frac{- x_N}{AN}\)
    Ta có: \(\frac{A_M}{A_N} = \sqrt{\frac{R_N}{R_M}} = 2 \Rightarrow x_N = - \frac{x_M}{2} = \frac{-4}{2} = -2 cm\)
    ⇒ Chọn đáp án B
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1136:
    Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình \(u_A = 2 cos 40 \pi t cm\) và \(u_B = 2 cos (40 \pi t + \pi) cm\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM ngắn nhất bằng
    • A. 2,07cm
    • B. 1,03cm
    • C. 2,14cm
    • D. 4,28cm
    Đáp án đúng: B
    - Bước sóng đo được\(\lambda\) = 2cm
    - So với trường hợp 2 nguồn cùng pha, cực đại trong trường hợp 2 nguồn ngược pha
    - Giải bài toán khi M là cực tiểu và hai nguồn cùng pha
    - M gần A nhất khi thuộc cực tiểu bậc cao nhất
    - số cực tiểu trên AB là 16 ⇒ M thuộc cực tiểu thứ 8
    01.jpg
    - Lúc này \(\left\{\begin{matrix} d_2 - d_1 = 7,5 \lambda \\ d_2^2 - d_1^2 = AB^2 = 16^2 \end{matrix}\right. \Rightarrow d_1 = 1,03 cm\)
    ⇒ Chọn đáp án B