Trắc Nghiệm Chuyên Đề Sóng Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 118:
    Định nghĩa nào sau đây về sóng cơ là đúng nhất ? Sóng cơ là
    • A. những dao động điều hòa lan truyền theo không gian theo thời gian
    • B. những dao động trong môi trường rắn hoặc lỏng lan truyền theo thời gian trong không gian
    • C. quá trình lan truyền của dao động cơ điều hòa trong môi trường đàn hồi
    • D. những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất
    Đáp án đúng: C
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 119:
    Cho một sóng ngang có phương trình \(u = 8\cos 2\pi \left( {\frac{t}{{0,1}} - \frac{x}{{50}}} \right)mm\), trong đó x được tính bằng m, t được tính bằng s. Chu kì của sóng là
    • A. 0,1 s
    • B. 50 s
    • C. 8 s
    • D. 1 s
    Đáp án đúng: A
    \(u = 8\cos 2\pi \left( {\frac{t}{{0,1}} - \frac{x}{{50}}} \right) \Rightarrow T = 0,1s\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 120:
    Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn sóng có cùng tần số 30 Hz và cùng pha.Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3 m/s. Một điểm M trên mặt chất lỏng cách hai nguồn sóng là 40 cm và 60 cm. Tính từ đường trung trực thì vân đi qua M là
    • A. vân cực tiểu thứ nhất
    • B. vân cực đại thứ nhất
    • C. vân cực tiểu thứ hai
    • D. vân cực đại thứ hai
    Đáp án đúng: D
    Xét tỷ số \(60 - 40:\frac{{300}}{{30}} = 2 \Rightarrow\) M là vân cực đại thứ 2
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 121:
    Trên một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Xét ba điểm A, B và C với B là trung điểm của đoạn AC. Điểm A cách điểm nút C một đoạn gần nhất 10 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để hai lần liên tiếp điểm A có li độ bằng biên độ dao động của điểm B là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
    • A. 0,5 m/s
    • B. 0,4 m/s
    • C. 0,6 m/s
    • D. 1,0 m/s
    Đáp án đúng: A
    22.png
    Biên độ dao động của phần tử khi có sóng dừng \(a = A\left| {\sin \frac{{2\pi d}}{\lambda }} \right|\), với d là khoảng cách từ điểm đang xét đến nút gần nhất, A là biên độ bụng \({a_B} = A\left| {\sin \frac{{2\pi d}}{\lambda }} \right| = A\left| {\sin \frac{{2\pi \frac{\lambda }{8}}}{\lambda }} \right| = \frac{{\sqrt 2 }}{2}A\)
    Dễ thấy rằng khoảng thời gian liên tiếp để li độ A bằng biên độ của B là \(\Delta t = 0,2s = \frac{T}{4} \Rightarrow T = 0,8s\)
    Tốc độ truyền sóng trên dây \(v = \frac{\lambda }{T} = \frac{{4AC}}{T} = \frac{{4.10}}{{0,8}} = 50cm/s\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 122:
    Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai
    • A. siêu âm có thể truyền được trong chất rắn
    • B. siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz
    • C. siêu âm có thể truyền được trong chân không
    • D. siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản
    Đáp án đúng: C
    Sóng âm không truyền được trong chân không
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 123:
    Trong đêm văn nghệ kỉ niệm 120 năm thành lập trường Quốc Học. Mở màn văn nghệ là lớp 12 Anh, coi mọi học sinh đều hát với cùng cường độ âm và cùng tần số. Khi một học sinh hát thì mức cường độ âm là 68 dB. Khi cả lớp cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 80 dB. Số học sinh lớp 12 Anh có trong tốp ca này là
    • A. 16 người
    • B. 12 người
    • C. 10 người
    • D. 18 người
    Đáp án đúng: A
    Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} {L_1} = 10\log \left( {\frac{P}{{4\pi {r^2}}}} \right)\\ {L_n} = 10\log \left( {\frac{{nP}}{{4\pi {r^2}}}} \right) \end{array} \right. \Rightarrow {L_n} - {L_1} = 10\lg n \Rightarrow n = {10^{\frac{{{L_n} - {L_1}}}{n}}} \approx 16\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 124:
    Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với chu kì 2 s và biên độ 10 cm. Tại thời điểm t lực phục hồi tác dụng lên vật có độ lớn F = 0,148 N và động lượng của vật lúc đó là p = 0,0628 kg.m/s. Khối lượng của vật là
    • A. 150g
    • B. 250g
    • C. 50g
    • D. 100g
    Đáp án đúng: B
    Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \left| {{F_{ph}}} \right| = m\left| a \right| = m{\omega ^2}A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\\ p = mv = - m\omega A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right) \end{array} \right. \Rightarrow {\left( {\frac{{\left| {{F_{ph}}} \right|}}{{m{\omega ^2}A}}} \right)^2} + {\left( {\frac{p}{{m\omega A}}} \right)^2} = 1\)
    \(\Rightarrow m = \sqrt {{{\left( {\frac{{\left| {{F_{ph}}} \right|}}{{{\omega ^2}A}}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{p}{{\omega A}}} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {\frac{{0,148}}{{{\pi ^2}.0,1}}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{0,0628}}{{\pi .0,1}}} \right)}^2}} \approx 250g\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 125:
    Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng A, B giống nhau và cách nhau một đoạn 10 cm. Gọi M và N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho khoảng cách MN bằng 8 cm và ABMN là hình thang cân (AB song song với MN). Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng do hai nguồn phát ra là 1 cm. Để trong đoạn MN có 7 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình bình hành là
    • A. 29,4 cm2
    • B. 18,5 cm2
    • C. 106,2 cm2
    • D. 19,6 cm2
    Đáp án đúng: C
    Để diện tích ABMN là lớn nhất thì AH phải lớn nhất điều này xảy ra khi N nằm tên cực đại thứ 3
    Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} NB - NA = 3\lambda \\ N{B^2} = N{H^2} + {9^2}\\ N{A^2} = N{H^2} + 1 \end{array} \right. \Rightarrow \sqrt {N{H^2} + 9} - \sqrt {N{H^2} + 1} = 3cm\)
    \(\Rightarrow NH = 11,8cm\)
    Diện tích ABMN khi đó là: \(S = \frac{1}{2}\left( {AB + MN} \right)NH = \frac{1}{2}\left( {10 + 8} \right).11,8 = 106,2c{m^2}\)
    23.png
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 126:
    Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt được hai âm
    • A. cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
    • B. cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
    • C. cùng biên độ phát ra từ một nhạc cụ ở hai thời điểm khác nhau.
    • D. cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
    Đáp án đúng: D