Trắc Nghiệm Chuyên Đề Sóng Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1197:
    Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới của dây để tự do. Người ta tạo sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để có sóng dừng trên dây phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số \(\frac{f_1}{f_2}\) là:
    • A. 2
    • B. 3
    • C. 2,5
    • D. 1,5
    Đáp án đúng: B
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1198:
    Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng. Nếu \(d=k\frac{v}{f}\) ,với f là tần số sóng, v là vận tốc truyền sóng và k∈ N* thì hai điểm đó:
    • A. Dao động cùng pha.
    • B. Dao động vuông pha.
    • C. Dao động ngược pha.
    • D. Dao động với độ lệch pha phụ thuộc vào k.
    Đáp án đúng: A
    Khi \(d=k\frac{v}{f}=k\lambda\) thì 2 điểm đó dao động cùng pha.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1199:
    Thí nghiệm giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp S1, S2. Những điểm nằm trên đường trung trực của S1 và S2 sẽ:
    • A. Dao động với biên độ nhỏ nhất.
    • B. Đứng yên không dao động.
    • C. Dao động với biên độ lớn nhất.
    • D. Dao động với biên độ có giá trị chưa thể xác định vì chưa đủ dữ kiện.
    Đáp án đúng: D
    Nhận xét các đáp án:
    - A: Sai, vì dao động với biên độ nhỏ nhất, chỉ khi 2 nguồn S1, S2 ngược pha.
    - B: Sai, tượng tự câu A.
    - C: Sai, vì dao động với biên độ lớn nhất, chỉ khi 2 nguồn S1, S2 cùng pha.
    - D: Đúng, vì chưa thể xác định vì chưa đủ dự kiện.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1200:
    Sóng dừng trên một sợi dây có phương trình \(u = 3cos(\frac{nx}{4}+ \frac{\pi }{2})cos20 \pi t cm\) , trong đó u là li độ dao động tại thời điểm t(s) của một phần tử trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc tọa độ O một đoạn x ( cm). Tốc độ truyền sóng trên dây là
    • A. 30 cm/s.
    • B. 60 cm/s.
    • C. 80 cm/s.
    • D. 40 cm/s.
    Đáp án đúng: C
    Ta có: \(\frac{n\pi}{4}=\frac{2\pi x}{\lambda }\Rightarrow \lambda =8 cm\)
    Tốc độ truyền sóng trên dây: \(v=\lambda .f=8.(\frac{20\pi }{8 \pi })= 80cm/s\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1201:
    Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình \(u_A = 2cos(40 \pi t) cm\) và \(u_B = 2cos(40 \pi t + \pi) cm\) . Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng và nằm trên AB, tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM ngắn nhất bằng
    • A. 1cm
    • B. 0,5 cm.
    • C. 0,25 cm.
    • D. 0,6 cm.
    Đáp án đúng: B
    Bước sóng là 2cm
    gọi d1 là khoảng cách từ M tới A, d2 là khoảng cách từ M đến B
    để tại M là cực đại thì \(d_1-d_2=(k+0,5)\lambda =2k+1\)
    ta lại có d1+d2=16 nên ta rút ra được d1=8,5+k
    mà \(0\leq d_1\leq 16\) nên ta chọn được \(-8,5\leq d_1\leq 7,5\)
    với k=-8 thì d1 nhỏ nhất bằng 0,5 cm
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1202:
    Hai nhạc cụ khác loại cùng chơi một bản nhạc, ta nhận biết được loại nhạc cụ là nhờ âm sắc (sắc thái của âm). Âm sắc khác nhau là do:
    • A. Tần số khác nhau, năng lượng khác nhau.
    • B. Độ cao và độ to khác nhau.
    • C. Số lượng các họa âm khác nhau.
    • D. Số lượng, loại họa âm và cường độ các họa âm khác nhau.
    Đáp án đúng: D
    Nhận xét các đáp án:
    - A: Sai, vì tần số khác nhau, năng lượng khác nhau ⇒ Độ cao, độ to âm khác nhau.
    - B: Sai, vì độ cao và độ to khác nhau ⇒ Chưa đủ để khẳng định được âm sắc khác nhau.
    - C: Sai, vì số lượng, loại âm và cường độ các họa âm khác nhau.
    - D: Đúng, vì số lượng, loại họa âm và cường độ các họa âm khác ⇒ Âm sắc khác nhau.
    Âm sắc được quyết định bởi đồ thị âm. Hai nhạc cụ khác nhau khi phát ra cùng một bản nhạc tức cùng tần số âm cơ bản song lại có số họa âm, loại họa âm và cường độ của các họa âm khác nhau nên đồ thị âm khác => âm sắc khác nhau
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1203:
    Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10W. Cho rằng khi âm truyền đi thì cứ mỗi 1m, năng lượng âm lại bị giảm 5% do sự hấp thụ của môi trường. Biết cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm lớn nhất ở khoảng cách 6m là:
    • A. 107 dB.
    • B. 102 dB.
    • C. 98 dB.
    • D. 89 dB
    Đáp án đúng: B
    - Công suất của âm tại vị trí cách nguồn 6m:
    \(P^{'}=(1-5\%)^6P=7,35W\)
    - Cường độ âm tại đó: \(I=\frac{P^{'}}{4\pi R^2}=\frac{7,35}{4\pi 6^2}=0,0162(W/m^2)\)
    - Mức cường độ âm lớn nhất tại đó: \(L=10lg\frac{I}{I_0}=102,108(dB)\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1204:
    Sóng trên mặt nước có tần sồ f = 100Hz do mũi nhọn S của một lá thép dao động chạm vào mặt nước tại O gây ra. Chiếu mặt nước bằng đèn nhấp nháy phát ra 10 chớp sáng trong 10 giây. Quan sát mặt nước ta thấy:
    • A. Những vòng tròn đồng tâm (tâm O) lan rộng dần trên mặt nước ra xa O.
    • B. Những gợn sóng dạng hyperbol lồi lõm xen kẽ nhau.
    • C. Do chu kỳ dao động của S nhỏ hơn nhiều so với thời gian lưu ảnh trên võng mạc nên không quan sát được sự dao động của mặt nước.
    • D. Có cảm giác sóng không truyền đi và mặt nước có dạng cố định (với những gợn tròn lồi lõm cố định).
    Đáp án đúng: D
    Chu kỳ sóng T = 0,01s nên 1s = 100T
    Khi chiếu mặt nước bằng đèn nhấp nháy phát ra 10 chớp sáng trong 10 giây, nên khi nhìn sóng trên mặt nước ta có cảm giác sóng không truyền đi và mặt nước có dạng cố định.
    ⇒ Đáp án đúng là D
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1205:
    Một âm thoa có tần số dao động riêng 850 Hz được đặt sát miệng một ống nghiệm hình trụ đáy kín đặt thẳng đứng cao 80 cm. Đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30cm thì thấy âm được khuếch đại lên mạnh nhất. Biết tốc độ truyền âm trong không khí có giá trị nằm trong khoảng từ 300 m/s đến 350 m/s. Hỏi khi tiếp tục đổ nước thêm vào ống thì có thêm mấy vị trí của mực nước cho âm được khuếch đại rất mạnh?
    • A. 3.
    • B. B. 4.
    • C. 2.
    • D. 1.
    Đáp án đúng: C
    Lúc đầu đổ mực nước đến độ cao 30cm nên cột không khí 50cm \(\Rightarrow 50=\frac{k\lambda }{2}+\frac{\lambda }{4}\Rightarrow v=\frac{1700}{2k+1}\)
    Vì \(300< v< 350\) nên suy ra k=2 \(\Rightarrow v=340m/s\)
    Nếu tiếp tục đổ thêm thì cột không khí sẽ thỏa mãn đk: \(0< I< 0,5\Leftrightarrow 0< \frac{k\lambda }{2}+\frac{\lambda }{4}< 0,5\Rightarrow k=0,1\)
    Vậy nếu tiếp tục đổ thêm thì có thêm 2 vị trí nữa.
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1206:
    Trên mặt nước có hai điểm A và B ở trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một phần tư bước sóng. Tại thời điểm t mặt thoáng ở A và B đang cao hơn vị trí cân bằng lần lượt là 0,3mm và 0,4mm, mặt thoáng ở A đang đi lên còn ở B đang đi xuống. Coi biên độ sóng không đổi trên đường truyền sóng. Sóng có:
    • A. Biên độ 0,5mm, truyền từ A đến B.
    • B. Biên độ 0,5mm, truyền từ B đến A.
    • C. Biên độ 0,7mm, truyền từ B đến A.
    • D. Biên độ 0,7mm, truyền từ A đến B.
    Đáp án đúng: B
    - Hai điểm cách nhau \(\frac{\lambda }{4}\) dao động vuông pha nhau.
    - Do A đang đi lên (đi ra biên) còn B đang đi xuống(đi về VTCB) nên quay trước một góc \(\frac{\pi }{2}\). Như vậy, sóng truyền từ B tới A.
    - Biên độ sóng: \(cos\alpha =sin\beta\) với \(cos\alpha =\frac{0,4}{A};cos\beta =\frac{0,3}{A}\rightarrow sin\beta=\sqrt{1-\frac{0,3^2}{A^2}}\)
    \(\rightarrow \frac{0,4^2}{A^2}=1-\frac{0,3^2}{A^2}\rightarrow A=0,5(mm)\)