Câu 147: Điều nào sau đây đúng khi nói về phương dao động của phần tử môi trường trong một sóng dọc A. Dao động theo phương thẳng đứng B. Dao động theo phương ngang C. Dao động theo phương truyền sóng D. Dao động vuông góc với phương truyền sóng Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C
Câu 148: Tại 2 điểm A,B cách nhau 10 cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng đồng bộ có biên độ là a và 2a tạo ra sóng lan truyền trên mặt nước có bước sóng 3 cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 6 cm và 8 cm. H là chân đường vuông góc hạ từ M xuống AB . Có bao nhiêu vân cực đại cắt đoạn MH A. 2. B. 0. C. 1. D. 5. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B a) Trường hợp tổng quát. + Số cực đại trên CD thỏa mãn: \(\left\{ \begin{array}{l} {d_1} - {d_2} = \left( {k - \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }}} \right)\lambda \\ AD - BD \le {d_1} - {d_2} \le AC - BC \end{array} \right.\) \(\Rightarrow \frac{{AD - BD}}{\lambda } + \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }} \le k \le \frac{{AC - BC}}{\lambda } + \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }}\) + Số cực tiểu trên CD thỏa mãn: \(\left\{ \begin{array}{l} {d_1} - {d_2} = \left( {\frac{1}{2} + k - \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }}} \right)\lambda \\ AD - BD \le {d_1} - {d_2} \le AC - BC \end{array} \right.\) \(\Rightarrow \frac{{AD - BD}}{\lambda } + \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }} - \frac{1}{2} \le k \le \frac{{AC - BC}}{\lambda } + \frac{{\Delta \varphi }}{{2\pi }} - \frac{1}{2}\)
Câu 149: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp S1S2 cách nhau 8cm thực hiện các dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với cùng biên độ , cùng tần số f = 10 Hz và cùng pha. Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Trên mặt chất lỏng sẽ quan sát thấy A. 11 vân cực đại và 10 vân cực tiểu B. 5 vân cực đại và 6 vân cực tiểu C. 5 vân cực đại và 4 vân cực tiểu D. 11 vân cực đại và 12 vân cực tiểu Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Bước sóng trong trường hợp này là \(\lambda = \frac{v}{f} = \frac{{30}}{{10}} = 3cm\) Gọi M là vân cực đại nằm trên S1S2 khi đó ta có \(\left\{ \begin{array}{l} {d_1} - {d_2} = k\lambda = k.3\\ {d_1} + {d_2} = {S_1}{S_2} = 8 \end{array} \right. \Rightarrow 0 \le {d_1} = 4 + \frac{3}{2}k \le 8 \Rightarrow - \frac{8}{3} \le k \le \frac{8}{3}\) \(\Rightarrow k = \left\{ { - 2; - 1;0;1;2} \right\}\)
Câu 150: Một sóng cơ chu kỳ T, truyền trên sợi dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là: A. v = λ/T B. v = λT C. v = 2π λT D. v = T/ λ Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A
Câu 151: Một sóng cơ truyền trên sợi dây dọc theo trục Ox, các phần tử trên dây dao động theo phương Oy với phương trình u(x,t) = acos(bt+cx), với a,b, c có giá trị dương. Sóng truyền A. theo chiều dương Ox với tốc độ v = b/c B. theo chiều dương Ox với tốc độ v = c/b C. ngược chiều dương Ox với tốc độ v = c/b D. ngược chiều dương Ox với tốc độ v = b/c Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 152: Một sợi dây AB đàn hồi căng ngang dài 120 cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng ổn định. Bề rộng của một bụng sóng là 4a. Trên dây, khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng pha có có cùng biên độ bằng a là 20 cm. Tìm số bụng sóng trên dây. A. 8. B. 6. C. 4. D. 10. Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C Gọi d là khoảng cách gần nhất giữa một điểm dao động biên độ A và 1 nút sóng gần nó nhất là: \(2a\sin \frac{{2\pi d}}{\lambda } = a \Rightarrow d = \frac{\lambda }{{12}}\) Biểu diễn bằng hình vẽ ta thấy được khoảng cách giữa hai điểm cùng pha có cùng biên độ a là λ/3 = 20cm Vậy λ = 60cm Sợi dây hai đầu cố định: \(\ell = k\frac{\lambda }{2} \Rightarrow k = 4\) Vậy trên dây có 4 bụng sóng
Câu 153: Khi có hiện tượng sóng dừng xảy ra trên sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng A. một phần tư bước sóng B. một nửa bước sóng C. hai lần bước sóng D. một bước sóng Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 154: Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng trong môi trường không hấp thụ âm. Gọi A và B là hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng có mức cường độ âm lần lượt là 40dB và 30 dB. Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng cho tam giác ABM vuông cân ở A. Mức cường độ âm tại M là A. 37,54 dB B. 38, 46 dB C. 32,46 dB D. 62,46 dB Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C \(\begin{array}{l} {L_A} = 40dB \Rightarrow {I_A} = \frac{P}{{4\pi .P{A^2}}} = {10^{ - 8}}{\rm{W}}/{m^2} \Rightarrow P{A^2} = \frac{P}{{4\pi {{.10}^{ - 8}}}}(1)\\ {L_B} = 30dB \Rightarrow {I_A} = \frac{P}{{4\pi .P{B^2}}} = {10^{ - 9}}{\rm{W}}/{m^2} \Rightarrow P{B^2} = \frac{P}{{4\pi {{.10}^{ - 9}}}}(2) \end{array}\) Ta có $PM^2 = PA^2 + MA^2 = PA^2 + (PB – PA)^2$ (3) Từ (1), (2) và (3) ta tìm được mức cường độ âm tại M là: 32,46dB
Câu 155: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 giống nhau dao động với tần số 13Hz. Tại điểm M cách A 21 cm cách B 19 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của S1S2 không có cực đại nào khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là A. 28 cm/s B. 46 cm/s C. 40 cm/s D. 26 cm/s Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Hai nguồn giống nhau → cùng pha → trung trực của hai nguồn dao động cực đại. M là điểm dao động cực đại, giữa M và trung trực không có cực đại nào khác nên: MA – MB = \(\lambda\) = 2cm Tốc độ truyền sóng : v = \(\lambda\).f = 26cm/s
Câu 156: Ta có thể phân biệt được âm thanh của các nhạc cụ khác nhau phát ra là do các dụng cụ này phát ra khác nhau về A. Cường độ âm B. độ cao C. độ to D. âm sắc Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D