Câu 197: Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta tấy ngoài 2 đầu dây cố định còn 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là : A. 40m/s B. 80m/s C. 60m/s D. 100m/s Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D Vì giữa hai đầu dây cố định còn có 3 điểm nút nữa nên trên sóng có 4 bụng sóng nên ta có \(\begin{array}{l} l = k\frac{\lambda }{2} \Rightarrow 2 = 4.\frac{\lambda }{2} \Rightarrow \lambda = 1{\rm{ }}m\\ \Rightarrow v = f.\lambda = 100.1 = 100m/s \end{array}\)
Câu 198: Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào A. Tần số sóng B. Bước sóng C. Bản chất môi trường truyền sóng D. Biên độ sóng Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B
Câu 199: Một sóng cơ truyền trên 1 sợi dây đàn hồi rất dài. Phương trình sóng tại 1 điểm trên dây \(u = 4\cos \left( {20\pi t - \frac{{\pi x}}{3}} \right)(mm)\).Với x đo bằng m, t đo bằng s. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị A. 60cm/s B. 60mm/s C. 60m/s D. 30m/s Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: C \(\begin{array}{l} \frac{{\pi x}}{3} = \frac{{2\pi x}}{\lambda } \Rightarrow \lambda = 6m\\ \Rightarrow v = f\lambda = 10.6 = 60m/s \end{array}\)
Câu 200: Trên một sợi dây có chiều dài l hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là A. \(\frac{v}{{2l}}\) B. \(\frac{v}{{4l}}\) C. \(\frac{{2v}}{l}\) D. \(\frac{v}{l}\) Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A Vì hai đầu là nút và chỉ có 1 bụng sóng nên ta có : \(l = k\frac{\lambda }{2} \Rightarrow l = \frac{\lambda }{2} \Rightarrow \lambda = 2l\) Khi đó tần số của sóng có giá trị \(f = \frac{v}{\lambda } = \frac{v}{{2l}}\)
Câu 201: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm hai sóng có độ dài là A. Một nửa bước sóng B. Một phần tư bước sóng C. Một bước sóng D. hai lần bước sóng Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A
Câu 202: Tại điểm O trong lòng đất đang xảy ra dư chấn của một trận động đất. Ở điểm A trên mặt đất có một trạm quan sát địa chấn. Tại thời điểm t0, một rung chuyển ở O tạo ra 2 sóng cơ (một sóng dọc, một sóng ngang) truyền thẳng đến A và tới A ở hai thời điểm cách nhau 5s. Biết tốc độ truyền sóng dọc và tốc độ truyền sóng ngang trong lòng đất lần lượt là 8000 m/s và 5000 m/s. Khoảng cách từ O đến A bằng: A. 66,7 km B. 15 km C. 75,1 km D. 115 km Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A \(\begin{array}{l} \frac{{OA}}{{5000}} - \frac{{OA}}{{8000}} = 5(s)\\ \Rightarrow OA = 66,7km \end{array}\)
Câu 203: Cường độ âm đo bằng đơn vị A. Ben B. Oat C. Dexiben D. W/m2 Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: D
Câu 204: Một nguồn âm O, phát sóng theo mọi phương như nhau. Hai điểm A, B nằm trên cùng đường thẳng đi qua nguồn O và cùng một bên so với nguồn. Khoảng cách từ B đến nguồn gấp bốn lần khoảng cách từ A đến nguồn. Nếu mức cường độ âm tại A là 60 dB thì tại B sẽ bằng A. 48 dB B. 15 dB C. 20 dB D. 160 dB Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: A + Ta có: \(\left\{\begin{matrix} L_{A}=10lg\frac{I_{A}}{I_{0}}\\ L_{B}=10lg\frac{I_{B}}{I_{0}}\\I_{A}AO^{2}=I_{B}BO^{2} \end{matrix}\right.\Rightarrow L_{A}-L_{B}=20lg\frac{BO}{AO}\) \(\Rightarrow L_{B}=L_{A}-20lg\frac{BO}{AO}=60-12=48dB\)
Câu 205: Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn sóng A, B giống nhau trên mặt nước. Hai sóng truyền đi có bước sóng 2 cm. Tại điểm M trên miền gặp nhau của hai sóng có hiệu đường đi bằng 3,2 cm sóng dao động với biên độ a. M’ là điểm đối xứng với M qua trung trực của đoạn AB. Trên đoạn MM’ có bao nhiêu điểm dao động với biên độ bằng a (không kể M và M’)? A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B + Hai nguồn A, B cùng pha, \(\lambda =2cm\), biên độ tại M : AM = a. + Vị trí điểm M : \(\frac{|MA-MB|}{\lambda }=1,6\) => M nằm ngoài đường cực tiểu thứ 2. + Điểm M’ đối xứng với M qua trung trực của đoạn AB => M’ nằm ngoài đường cực tiểu thứ 2 và trên MM’ có 3 điểm cực đại => trên MM’ có 6 điểm có biên độ bằng a ( không kể M và M’ ).
Câu 206: Một nguồn âm đẳng hướng phát ra từ O. Gọi A, B là hai điểm nằm trên cùng một phương truyền và cùng phía so với O. Mức cường độ âm tại A và B lần lượt là 50 dB và 30 dB. Coi môi trường không hấp thụ âm, cường độ âm tại trung điểm M của AB có giá trị A. 40 dB B. 35,2 dB C. 37,2 dB D. 38,5 dB Spoiler: Xem đáp án Đáp án đúng: B + Ta có: \(L_{A}=10log\frac{I_{A}}{I_{0}}\Rightarrow \frac{I_{A}}{I_{0}}=10^{5}\) \(L_{B}=10log\frac{I_{B}}{I_{0}}\Rightarrow \frac{I_{B}}{I_{0}}=10^{3}\) \(\Rightarrow \frac{r_{B}}{r_{A}}=\sqrt{\frac{I_{A}}{I_{B}}}=10,\) với M là trung điểm AB \(\Rightarrow r_{M}=\frac{r_{A}+r_{B}}{2}=5,5r_{A}\) \(\Rightarrow \frac{I_{M}}{I_{A}}=\left ({\frac{r_{A}}{r_{M}}} \right )^{2}=\left ({\frac{1}{5,5}} \right )^{2}(1)\) + Mà: \(L_{M} -L_{A}=10log\frac{I_{M}}{I_{A}}= -14,8 \Rightarrow L_{M} =35.2dB\)