Trắc Nghiệm Chuyên Đề Sóng Cơ Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 757:
    Một sóng hình sin truyền theo chiều dương của trục Ox với phương trình dao động của nguồn sóng ( đặt tại O ) là \(u_0 = 4cos (100 \pi t ) (cm)\) . Ở điểm M ( theo hướng Ox) cách O một phần tư bước sóng, phần tử môi trường dao động với phương trình là
    • A. \(u_M = 4 cos(100 \pi t + \pi)(cm)\)
    • B. \(u_M = 4 cos(100 \pi t + 0,5 \pi)(cm)\)
    • C. \(u_M = 4 cos(100 \pi t )(cm)\)
    • D. \(u_M = 4 cos(100 \pi t - 0,5 \pi)(cm)\)
    Đáp án đúng: D
    Ta chỉ cần sử dụng phương trình sóng:
    \(u_M = 4 cos(100 \pi t - \frac{2 \pi}{\lambda }x) = 4 cos (100 \pi t - \frac{2 \pi}{\lambda }. \frac{\lambda }{4}) = 4 cos (100 \pi t - 0,5 \pi)\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 758:
    Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn sóng S1 và S2 cách nhau 11cm và dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước có cùng phương trình \(u_1 =u_2 =5cos100 \pi t (mm)\). Tốc độ truyền sóng v=0,5m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi . Chọn hệ chục xOy thuộc mặt phẳng mặt nươc khi yên lặng , gốc O trùng với S1 ,Ox trùng S1S2 . Trong không gian, phía trên mặt nước có 1 chất điểm chuyển động mà hình chiếu (P) của nó với mặt nước chuyển động với phương trình quỹ đạo y = x +2 và có tốc độ \(v_1 = 5\sqrt{2} cm/s\). Trong thời gian t=2 (s) kể từ lúc (P) có tọa độ x= 0 thì (P) cắt bao nhiêu vân cực đại trong vùng giao thoa sóng?
    • A. 13
    • B. 22
    • C. 14
    • D. 15
    Đáp án đúng: A
    Chú ý rằng, trong thời gian 2s, hình chiếu P đi được quãng đường là \(10\sqrt{2}cm\), ta coi đây là đường chéo của một hình vuông cạnh 10 cm tức là trên trục tọa độ Oxy hình chiếu P đã đi từ điểm \(M(0;2)\rightarrow N(10;12)\). Bài toán đến đây trở về bài toán tìm số cực đại trên đoạn thẳng MN
    \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {\lambda = vT = 0,5.\frac{{2\pi }}{{100\pi }} = 1cm}\\ {M{S_2} - M{S_1} = \sqrt {{2^2} + {{11}^2}} - 2 = 5\sqrt 5 - 2(cm) \approx 9,1cm}\\ {N{S_2} - N{S_1} = \sqrt {{{(11 - 10)}^2} + {{(0 - 12)}^2}} - \sqrt {{{10}^2} + {{12}^2}} \approx - 3,57cm} \end{array}} \right.\)\(\Rightarrow NS_2 - NS_1 \leq k\lambda \leq MS_2 - MS_1\)
    \(\vdash > 9,1 \geq k \geq -3,57 \rightarrow k = -3;2;-1;0;1;2;3;4;5;6;7;8;9\)→13 cực đại
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 760:
    Tại điểm O đặt hai nguồn âm điểm giống hệt nhau phát ra âm đẳng hướng và có công suất không đổi. Điểm A cách O một khoảng d (m) có mức cường độ âm là LA = 40dB. Trên tia vuông góc với OA tại A lấy điểm B cách A một khoảng 6 (m). Điểm M thuộc đoạn AB sao cho MA = 4,5m và góc MOB có giá trị lớn nhất. Để mức cường độ âm tại M là 50dB thì cần phải đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn âm nữa
    • A. 15
    • B. 35
    • C. 25
    • D. 33
    Đáp án đúng: D
    \(tan BOA = \frac{6}{d}; tan MOA = \frac{4,5}{d}\)
    \(\rightarrow tan MOB = \frac{\frac{6}{d} - \frac{4,5}{d}}{1 + \frac{6.4,5}{d^2}} = \frac{1,5}{d + \frac{27}{d}}\geq \frac{1,5}{6\sqrt{3}} = \frac{1}{4\sqrt{3}}\)
    \(MOB_{max}\Leftrightarrow d = 3\sqrt{3}m \rightarrow OA^2 = 27\)
    Ta áp dụng hệ thức: \(10^L.r^2 \sim P\) (10L.r2 tỉ lệ thuận với công suất truyền âm đặt tại nguồn, nếu cống suất truyền âm không đổi, ta có \(10^L.r^2 = const\))
    \(\left\{\begin{matrix} 10^{L_A}.0a^2 \sim 2p\\ 10^{L_M}.0M^2 \sim nP\end{matrix}\right.\)
    n là số nguồn âm lúc sau đặt tại O, lập tỉ lệ, ta tính được n = 35 nguồn âm. Như vậy phải đặt thêm tại O 33 nguồn âm nữa.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 761:
    Trên sợi dây có ba điểm M,N và P, khi sóng chưa lan truyền thì N là trung điểm của đoạn MP. Khi sóng truyền từ M đến P với biên độ không đổi thì vào thời điểm t1 M và P là hai điểm gần nhau nhất mà các phần tử tại đó có li độ tương ứng là -6mm: +6mm vào thời điểm kế tiếp gần nhất t2 = t1 + 0,75s thì li độ của các phần tử tại M và P đều là +2,5mm. Tốc độ dao động của phần tử N vào thời điểm t1 có giá trị gần đúng nhất
    • A. 4,1cm/s
    • B. 2,8cm/s
    • C. 1,4cm/s
    • D. 8cm/s
    Đáp án đúng: A
    01.jpg
    Góc \(P_1OM_1\) = Góc \(P_2OM_2\)
    Tại \(t_1:P_1M_1 = 12 mm\)
    Tại \(t_2:A = ON_2 = OM_2 = \sqrt{2,5^2 + 6^2} = 6,5 mm\)
    Trong khoảng thời gian t1 đến t2 thì véc tơ OM1 quét được góc \(\alpha = 3 \pi/2\) suy ra \(\omega = \alpha /\Delta t = 2 \pi (rad/s)\) tại t1 điểm N1 đi qua vị trí cân bằng nên \(v_{N1} = A.\omega = 4,1 cm/s\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 763:
    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ:
    • A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng
    • B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
    • C. Sóng cơ không truyền được trong chân không
    • D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng
    Đáp án đúng: B
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 766:
    Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây A là một nút, B là điểm bụng gần A nhất, AB = 14 cm. C là một điểm trên dây trong khoảng AB có biên độ bằng một nửa biên độ của B. Khoảng cách AC là
    • A. 14/3 cm
    • B. 7/3 cm
    • C. 3,5 cm
    • D. 1,75 cm
    Đáp án đúng: A
    \(\lambda = 4.AB = 56 cm\). Dùng liên hệ giữa ĐĐĐH và chuyển động tròn đều
    \(\Delta \varphi _{AC} = \frac{2 \pi. AC}{\lambda }\Rightarrow AC = \frac{\lambda .\Delta \varphi _{AC}}{2 \pi} = \frac{14}{3}cm\)
    Vì \(\Delta \varphi _{AC} = \pi/6 (rad)\)
    01.jpg