Câu 201: Trong quá trình phát sinh sự sống, kết quả cuối cùng ở giai đoạn tiến hóa hóa học là? A. Sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ. B. Sự xuất hiện các giọt Côaxecva. C. Sự hình thành các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ. D. Sự xuất hiện những mầm sống đầu tiên. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 202: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. (2), (4). B. (1), (3). C. (1), (4). D. (1), (2). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 203: Vai trò của đột biến trong quá trình tiến hóa là: A. Làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định thúc đẩy quá trình hình thành loài mới. B. Tạo ra các tổ hợp gen thích nghi cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. C. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. D. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 204: Dương xỉ phát triển mạnh nhất vào đại nào, kỉ nào sau đây? A. Kỉ tam điệp, đại trung sinh. B. Kỉ than đá, đại cổ sinh. C. Kỉ silua, đại cổ sinh. D. Kỉ pecmi, đại cổ sinh. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 205: Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng trong khi tổ tiên của loài người lại có cột sống hình chữ C và dáng đi khom. Sự khác biệt này chủ yếu là do: A. Loài người có quá trình lao động và tập thể dục. B. Quá trình tự rèn luyện của cá thể. C. Tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có. D. Sự phát triển của não bộ và ý thức. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 206: Dạng cách li nào sau đây là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen? A. Cách li sinh cảnh. B. Cách li sinh sản. C. Cách li cơ học. D. Cách li địa lí. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 207: Cho các nhận xét sau: (1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự. (2) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn. (3) Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng đồng quy. (4) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể. (5) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn. (6) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới. Có bao nhiêu nhận xét không đúng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 208: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), có bao nhiêu kết luận đúng? (1) CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. (2) CLTN tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn với đào thải alen lặn. (3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí luôn được CLTN tích lũy theo biến dị theo một hướng. (4) CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao. (5) CLTN tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khởi quần thể. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 209: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì: A. Khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc. B. Thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc. C. Thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc. D. Thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 210: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án