Câu 241: Giao phối không ngẫu nhiên được xem là một nhân tố tiến hóa vì giao phối không ngẫu nhiên: A. Làm giảm sự đa dạng di truyền làm nghèo vốn gen của quần thể. B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 242: Câu nào dưới đây nói về nhân tố tiến hóa là đúng? A. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn 1 gen lặn có hại ra khỏi quần thể. B. Đột biến gen là nhân tố làm thay đổi nhanh chóng tần số alen trong quần thể. C. CLTN kéo dài, cuối cùng cũng sẽ loại bỏ hoàn toàn 1 gen lặn có hại ra khỏi quần thể. D. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen có hại của quần thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 243: Kết quả cuối cùng của tiến hóa hóa học là: A. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản. B. Hình thành lớp màng lipit bao lấy các hệ đại phân tử. C. Hình thành các đại phân tử hữu cơ. D. Hình thành các chất vô cơ. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 244: Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực địa lí. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất? A. Trong tự nhiên sự có chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư. B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ một dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới. C. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo. D. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 245: Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản? A. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo khác nhau. B. Hai quần thể chim sẻ cùng loài sống ở đất liền và quần đảo Galapagos. C. Hai quần thể cao lương sống ở bãi bồi sông Vonga và ở phía trong bờ sông có mùa hoa nở khác nhau. D. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và màu xám, chúng không giao phối với nhau. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 246: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Dacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do: A. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ. B. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi máu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 247: Nội dung nào đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể: (1) Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. (2) Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. (3) Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen. (4) Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh. Đáp án đúng là: A. 1,2,4. B. 1,2,3. C. 2,3,4. D. 1,3,4. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 248: Hai nhóm quần thể ở gần nhau, quan sát nào dưới đây cho thấy chúng thuộc 2 loài khác nhau? A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau. B. Các con non của hai nhóm có kích thước khác nhau. C. Có sự giao hoan chung giữa 2 quần thể, song không thấy dạng lai giữa chúng. D. Các cá thể của hai đàn kiếm ăn vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 249: Khẳng định nào dưới đây không chính xác? A. Con lai tam bội giữa loài tứ bội và lưỡng bội, bộ NST của chúng là 3n do đó không thể giảm phân bình thường sẽ gây nên hiện tượng bất thụ. Vậy nên trên thực tế không có các loài tam bội. B. Khi có hiện tượng lai xa, quá trình đa hội hóa sẽ góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lý vì sự sai khác về nhiễm sắc thể đã nhanh chóng dẫn đến sự cách ly sinh sản. C. Phần lớn các loài thực vật đang tồn tại hiện nay đều được hình thành nhờ con đường lai xa kết hợp với đa bội hóa. D. Với một loài lưỡng bội đột biến đa bội thể tạo thành dạng tứ bội, có thể coi đây là một loài mới xuất phát từ loài lưỡng bội ban đầu. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 250: Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lý trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật? A. Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. B. Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới. C. Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. D. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án