Trắc Nghiệm Chuyên Đề Tiến Hóa Sinh Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 261:
    Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau:
    (1) Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng.
    (2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh học, tế bào học, sinh học phân tử.
    (3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài.
    (4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất.
    Số phát biểu đúng là:
    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 262:
    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hính thành loài mới?
    • A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn tới hình thành loài mới.
    • B. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh đột biến.
    • C. Sự cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
    • D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn tới hình thành loài mới.
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 263:
    Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có các phát biểu sau đây:
    1. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
    2. Hình thành loài bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
    3. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa thường diễn ra ở thực vật.
    4. Trong quá trình hình thành loài mới các cơ chế cách li đã thúc đẩy quá trình phân li tính trạng.
    Số phát biểu đúng là:
    • A. 2.
    • B. 4.
    • C. 3.
    • D. 1.
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 264:
    Cho các phát biểu sau về nhân tố tiến hóa:
    1. Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.
    2. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số tương đối các alen theo 1 hướng xác định.
    3. Di nhập gen cơ thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
    4. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
    5. Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
    Các phát biểu đúng là:
    • A. 1,2,3,4.
    • B. 1,3,4.
    • C. 1,2,3,4,5.
    • D. 1,2,4,5.
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 265:
    Khi nói về vai trò của cách li địa lí, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
    (1) Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể cách li.
    (2) Cách li địa lí kéo dài là điều kiện cần thiết để dẫn đến cách li sinh sản.
    (3) Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra nhanh hơn.
    (4) Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
    • A. 1.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 4.
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 267:
    Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
    (1) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
    (2) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng.
    (3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
    (4) Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.
    • A. 4.
    • B. 2.
    • C. 3.
    • D. 1.
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 268:
    Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
    (1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung Sinh.
    (2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
    (3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
    (4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.
    • A. 2.
    • B. 4.
    • C. 1.
    • D. 3.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 269:
    Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên không đúng theo quan niệm hiện đại?
    • A. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.
    • B. Kết quả của quá trình CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
    • C. CLTN làm biến đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ nhanh hơn quần thể có kích thước lớn.
    • D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy CLTN quy định chiều hướng tiến hóa.
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 270:
    Phát biểu nào sau đây không thuộc quan điểm của Đacuyn?
    • A. Đối tượng tác động của chọn lọc tự là các quần thể.
    • B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
    • C. Nguồn nguyên liệu cho quá trình tự nhiên là các biến dị cá thể.
    • D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
    Xem đáp án