Trắc Nghiệm Chuyên Đề Tiến Hóa Sinh Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 291:
    Cho các nhân tố sau:
    (1) Chọn lọc tự nhiên.
    (2) Giao phối không ngẫu nhiên.
    (3) Các yếu tố ngẫu nhiên.
    (4) Đột biến.
    (5) Di – nhập gen.
    Nhân tố làm thay đổi tần số tương đối alen của quần thể rát chậm chạp và không có hướng xác định là (I)….; Nhân tố có thể làm tăng tần số tương đối alen có lợi một cách nhanh chóng theo một hướng xác định là (II)….
    • A. (I) – (4), (5); (II) – (1), (2).
    • B. (I) – (3), (4); (II) – (1).
    • C. (I) – (4); (II) – (1), (2).
    • D. (I) – (4); (II) – (1).
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 292:
    Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái Đất?
    (1) Đặc điểm hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái Đất không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.
    (2) Hệ động thực vật ở đảo đại dương thường phong phú hơn ở đảo lục địa. Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo đại dương là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của cách li đại lí.
    (3) Các loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về nhiều đặc điểm chủ yếu là do chúng sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau hơn là do chúng có chung nguồn gốc.
    (4) Điều kiện tự nhiên giống nhau chưa phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau trên trái Đất.
    • A. 1.
    • B. 4.
    • C. 3.
    • D. 2.
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 293:
    Khi nói về di nhập gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
    (1) Sự nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
    (2) Sự di cư có thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen, thành phần kiểu gen của quần thể.
    (3) Sự di cư và nhập cư làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng xác định, làm tăng dần tần số alen có hại, giảm dần tần số alen có lợi.
    (4) Quần thể được nhập gen sẽ luôn tăng đa dạng di truyền và quần thể có sự di gen sẽ luôn giảm đa dạng di truyền.
    • A. (3) và (4).
    • B. (1), (3).
    • C. (1), (2).
    • D. (2), (3).
    Xem đáp án
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 294:
    Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị và phát sinh thêm nhóm bò sát. Trong thời kì này, các côn trùng khổng lồ như gián dài, chuồn chuồn, nhện khổng lồ,… cũng phát triển mạnh. Đây là đặc điểm sinh vật ở kỉ ….(1)…., đại ….(2)….
    • A. (1) Silua (2) cổ sinh.
    • B. (1) Tam điệp, (2) Trung sinh.
    • C. (1) Jura, (2) Trung sinh.
    • D. (1) Than đá, (2) Cổ sinh.
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 295:
    Trong một thời gian dài, trong các sách hướng dẫn về các loài chim đã đã liệt kê chim chích Myrther và chim chích Audubon là hai loài khác nhau. Gần đây, 2 loài chim này lại được các nhà khoa học phân thành các dạng phương đông và dạng phương tây của cùng một loài chim chích phao câu vàng. Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về ví dụ trên?
    (1) Hai dạng chim chích trên sống ở các vùng địa lí khác nhau nên chúng thuộc hai loài khác nhau.
    (2) Chim chích phao câu càng phương đông và chim chích phao câu vàng phương tây có khu vực phân bố khác nhau.
    (3) Do thuộc cùng một loài, nên quân thể chim chích phao câu vàng phương đông và quần thể chim chích phao câu vàng phương tây có vốn gen chung và có thành phần kiểu gen giống nhau.
    (4) Trong tự nhiên, hai dạng chim chích này có sự cách li địa lí với nhau nên chúng ít gặp gỡ để giao phối với nhau và sinh ra con bất thụ.
    (5) Bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh hai dạng này thuộc cùng một loài là chúng có khả năng giao phối với nhau và đời con của chúng có sức sống, có khả năng sinh sản.
    (6) Vì hai dạng chim chích trên có cùng chung nhu cầu về thức ăn và rất giống nhau về màu sắc nên chúng thuộc cùng một loài.
    • A. 3.
    • B. 5.
    • C. 4.
    • D. 2.
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 297:
    Cho các sự kiện dưới đây:
    (1) Hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.
    (2) Hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản.
    (3) Hình thành tế bào sơ khai.
    (4) Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
    (5) Hình thành nên tất cả các loài sinh vật trong sinh giới như ngày nay.
    Giai đoạn tiến hóa hóa học bao gồm các sự kiện .... (I) …, giai đoạn tiến hóa tiền sinh học gồm sự kiện ….(II)… và giai đoạn tiến hóa sinh học gồm sự kiện …(III)…
    • A. I – (2), (4); II – (1), (5); III – (5).
    • B. I – (2), (4); II – (1); III – (3), (5).
    • C. I – (2), (4); II – (1), (3); III – (5).
    • D. I – (4), (2), (1); II – (3); III – (5).
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 298:
    Hai loài sinh vật sống ở khu vực địa lí giống nhau có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự khác nhau giữa hai loài là hợp lí nhất?
    • A. Điều kiện môi trường ở khu vực sống khác nhau nên phát sinh đột biến khác nhau.
    • B. Trong cùng khu vực địa lý nhưng điều kiện sinh thái khác nhau nên chọn lọc tự nhiên đã tác động theo các hướng khác nhau.
    • C. Có sự cách li sinh sản giữa hai loài do cách li sinh thái.
    • D. Điều kiện địa lí khác nhau nên CLTN đã chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 299:
    Các phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
    1. Các cá thể đa bội chẵn cách li sinh sản với các cá thể lưỡng bội cùng loài nên được xem là loài mới.
    2. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau.
    3. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
    4. Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
    Xem đáp án
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪