Câu 41: Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là A. Tinh tinh được tiến hóa từ người B. Người và tinh tinh có chung tổ tiên. C. Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN. D. Người được tiến hóa từ tinh tinh. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 42: Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào? A. Kỷ Cambri B. Kỷ Đêvôn C. Kỷ Silua. D. Kỷ Ocđôvic Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 43: Cấp tổ chức nào sau đây được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở? A. Loài. B. Cá thể và quần thể. C. Quần thể. D. Cá thể. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 44: Khi nói về tiến hóa lớn, điều nào sau đây không đúng? A. Diễn ra trên quy mô rộng lớn, thời gian dài. B. Khi nghiên cứu cần phải sử dụng các tài liệu cổ sinh vật học, địa lý sinh vật học. C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. D. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 45: Bằng chứng nào sau đây ít có ý nghĩa nhất trong việc nghiên cứu về tiến hóa? A. Phôi sinh học. B. Cơ quan tương đồng. C. Cơ quan thoái hóa. D. Cơ quan tương tự. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 46: Kết quả của quá trình tiến hóa hóa học là: A. Hình thành nên các tế bào sinh vật nhân chuẩn. B. Hình thành nên các đại phân tử sinh học. C. Hình thành nên các nguyên tố hóa học. D. Hình thành nên các tế bào sinh vật nhân sơ. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 47: Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau: 1. Khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc 2. Sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối. 3. Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều. 4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được Giải thích đúng là: A. 1, 3. B. 1, 4 C. 1, 2 D. 2, 3 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 48: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng: A. Cơ quan tương đồng. B. Cơ quan tương tự. C. Cơ quan thoái hóa D. Phôi sinh học. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 49: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn các alen trội nhưng không thể loại bỏ alen lặn. II. Ngay cả khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên. III. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại. IV. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và luôn dẫn tới làm cho quần thể bị diệt vong. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 50: Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở kỉ thứ Ba (kỉ Đệ tam). B. Cây dương xỉ phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác. C. Các loài dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ thứ Tư (kỉ Đệ tứ). D. Ở kỉ thứ Ba (kỉ Đệ tam) xuất hiện loài người. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án