Trắc Nghiệm Chuyên Đề Tiến Hóa Sinh Học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 61:
    Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất?
    (1) Đặc điểm hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.
    (2) Hệ động thực vật ở đảo đại dương thường phong phú hơn ở đảo lục địa. Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo đại dương là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của cách li địa lí.
    (3) Các loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về nhiều đặc điểm chủ yếu là do chúng sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau hơn là do chúng có chung nguồn gốc.
    (4) Điều kiện tự nhiên giống nhau chưa phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau trên trái đất.
    • A. 1
    • B. 4
    • C. 3
    • D. 2
    Xem đáp án
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 62:
    Cho các sự kiện dưới đây:
    (1) Hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.
    (2) Hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản.
    (3) Hình thành tế bào sơ khai.
    (4) Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
    (5) Hình thành nên tất cả các loài sinh vật trong sinh giới như ngày nay.
    Giai đoạn tiến hóa hóa học bao gồm các sự kiện....(I)..., giai đoạn tiến hóa tiền sinh học gồm sự kiện....(II)... và giai đoạn tiến hóa sinh học gồm sự kiện ...(III)... .
    • A. I- (2), (4); II- (1), (5); III- (5).
    • B. I- (2), (4); II- (1); III-(3), (5)
    • C. I - (2), (4); II - (1), (3); III - (5)
    • D. I - (4), (2), (1); II - (3); III - (5)
    Xem đáp án
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 64:
    Cho các dữ liệu sau:
    (1) Sinh vật bằng đá được tìm thấy trong lòng đất.
    (2) Xác của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn bảo quản tương đối nguyên vẹn.
    (3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc.
    (4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà.
    (5) Rìu bằng đá của người cổ đại.
    Có bao nhiêu dữ liệu được gọi là hóa thạch?
    • A. 2
    • B. 3
    • C. 4
    • D. 5
    Xem đáp án
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 65:
    Cho các nhận định sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học)
    1. Tiêu chuẩn hình thái được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài.
    2. Theo học thuyết Đacuyn, chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
    3. Yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
    4. Giao phối không ngẫu nhiên có khả năng làm giảm tần số alen lặn gây hại.
    5. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể.
    6. Giao phối không ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng làm quần thể thoái hóa.
    7. Áp lực chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài.
    8. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các gen mới quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
    Số phát biểu sai là:
    • A. 2
    • B. 3
    • C. 4
    • D. 5
    Xem đáp án
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 66:
    01.jpg
    Dựa vào hình ảnh trên một số bạn đã đưa ra nhận định sau:
    1. Hình ảnh này giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của loài bướm sâu đo bạch dương trong môi trường không có bụi than.
    2. Dạng bướm đen xuất hiện do một đột biến trội đa hiệu: vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng khả năng sinh sản của bướm.
    3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
    4. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó phát hiện, nên thể đột biến màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
    5. Ảnh hưởng trực tiếp của bụi than đã làm biến đổi màu sắc của cánh bướm.
    6. Sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chịu sự chi phối của 4 nhân tố: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và cách li sinh sản.
    Theo các em có bao nhiêu nhận định đúng?
    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
    Xem đáp án
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 67:
    Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:
    • A. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra mạnh mẽ khi môi trường thay đổi, còn các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ngay cả môi trường không thay đổi.
    • B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra kiểu gen thích nghi còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.
    • C. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.
    • D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới còn kết quả của các yếu tố ngẫu nhiên là tăng tần số alen có lợi trong quần thể.
    Xem đáp án
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 68:
    Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitansRana sylvatica cùng sinh sống trong một đầm lầy. Song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về kiểu cách li nào?
    • A. Cách li tập tính.
    • B. Cách li thời gian.
    • C. Cách li sinh thái.
    • D. Cách li sau hợp tử và con lai bất thụ.
    Xem đáp án
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪