Câu 198: Khi bắn phá hạt nhân \(_{7}^{14}\textrm{N}\) bằng hạt \(\alpha\), người ta thu được một hạt prôtôn và một hạt nhân X. Hạt nhân X là A. \(_{6}^{12}\textrm{C}\) B. \(_{6}^{14}\textrm{C}\) C. \(_{8}^{16}\textrm{O}\) D. \(_{8}^{17}\textrm{O}\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 199: Cho phản ứng hạt nhân: $_{1}^{2}\textrm{H} _{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}$. Đây là A. Phản ứng phân hạch. B. Phản ứng nhiệt hạch. C. Phản ứng thu năng lượng. D. Hiện tượng phóng xạ hạt nhân. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 200: Hạt nhân urani \(_{92}^{238}U\) sau một chuỗi phân rã, biến đổi thành hạt nhân chì \(_{82}^{206}Pb\). Trong quá trình đó, chu kì bán rã của \(_{92}^{238}U\) biến đổi thành hạt nhân chì là 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện có chứa 1,188.1020 hạt nhân \(_{92}^{238}U\)và $6,239.10^{18}$ hạt nhân \(_{82}^{206}Pb\). Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của \(_{92}^{238}U\). Tuổi của khối đá từ khi được hình thành cho đến khi được phát hiện là: A. $6,3.10^9$ năm. B. $3,3.10^8$ năm. C. $3,5.10^7$ năm. D. $2,5.10^6$ năm. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 201: Chất phóng xạ pôlôni $_{84}^{210}Po$ phát ra tia α và biến đổi thành chì $_{82}^{206}Pb$. Cho chu kì bán rã của $_{84}^{210}Po$ là 138 ngày. Ban đầu ($t = 0$) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là $\frac{1}{3}$. Tại thời điểm $t_2 = t_1 + 276$ ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là: A. \(\frac{1}{15}.\) B. \(\frac{1}{16}.\) C. \(\frac{1}{9}.\) D. \(\frac{1}{25}.\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 202: Cho phản ứng hạt nhân \(_{0}^{1}n + _{3}^{6}Li \rightarrow _{1}^{3}H + \alpha\). Hạt nhân \(_{3}^{6}Li\) đứng yên, nơtron có động năng Kn = 2 MeV. Hạt α và hạt nhân \(_{1}^{3}H\) bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtron những góc tương ứng bằng \(\theta = 150\) và \(\varphi = 300\). Lấy tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Bỏ qua bức xạ gamma. Hỏi phản ứng tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng? A. Thu 1,52 MeV. B. Tỏa 1,52 MeV. C. Tỏa 1,66 MeV. D. Thu 1,66 MeV. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 203: Hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) có chu kỳ bán rã T, phóng xạ \(\alpha\) biến đổi thành hạt nhân \(_{82}^{206}Pb\). Ban đầu có 200g chất phóng xạ \(_{84}^{210}Po\) nguyên chất thì sau một chu kỳ bán rã khối lượng \(_{84}^{210}Po\) còn lại là: A. 100 g. B. 150 g. C. 50 g. D. 75 g. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 204: Trong sự phân hạch của hạt nhân \(_{92}^{235}U\), gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ. B. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh. C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra. D. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 205: Hạt nhân X có số khối AX, năng lượng liên kết EX. Hạt nhân Y có số khối AY, năng lượng liên kết EY. Nếu hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y thì A. \(\frac{E_X}{A_X} < \frac{E_Y}{A_Y}.\) B. \(E_X > E_Y.\) C. \(E_Y > E_X.\) D. \(\frac{E_X}{A_X} > \frac{E_Y}{A_Y}.\) Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 206: Tia phóng xạ nào sau đây có khả năng đâm xuyên rất mạnh? A. Tia \(\gamma\). B. Tia \(\beta ^+\). C. Tia \(\beta ^-\). D. Tia \(\alpha\). Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án
Câu 207: Biết khối lượng của nơtron \(_{0}^{1}n\) và các hạt nhân \(_{1}^{1}H,\ _{6}^{12}C\) tương ứng là $m_n = 1,008665 u$, $m_H = 1,007276 u$, $m_C = 12 u$ và $1u c2 = 931,5 MeV$. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{6}^{12}C\) là: A. 7,4245 MeV/nuclôn. B. 6,6862 MeV/nuclôn. C. 8,2516 MeV/nuclôn. D. 7,1824 MeV/nuclôn. Spoiler: Xem đáp án Xem đáp án