Trắc nghiệm Giải tích 12 Chương 1 Bài 1 Tính đơn điệu của hàm số

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Câu 1:
      Cho hàm số \(y = {x^2}(3 - x).\) Mệnh đề nào sau đây là đúng?
      • A. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((-\infty ;0)\)
      • B. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\)
      • C. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((-\infty;3)\)
      • D. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((0;2)\)
    • Câu 2:
      Cho hàm số \(y = \sqrt {{x^2} - 1} .\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?
      • A. Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;+\infty )\)
      • B. Hàm số đồng biến trên \((-\infty ;+\infty )\)
      • C. Hàm số đồng biến trên khoảng \((1 ;+\infty )\)
      • D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty ;0)\)
    • Câu 3:
      Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - m{x^2} + 3x + 4\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
      • A. \(- 2 \le m \le 2\)
      • B. \(- 3 \le m \le 3\)
      • C. \(m \ge 3\)
      • D. \(m \le - 3\)
    • Câu 4:
      Tìm tập hợp các giá trị của tham số thực m để hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 1} - mx - 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right).\)
      • A. \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
      • B. \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
      • C. \(\left[ { - 1;1} \right]\)
      • D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\)
    • Câu 5:
      Tìm tập hợp tất cả giá trị thực của tham số m sao cho hàm số \(y = \frac{{\left( {m + 1} \right)x + 2m + 2}}{{x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 1; + \infty } \right)\).
      • A. \(m \in ( - \infty ;1) \cup (2; + \infty )\)
      • B. \(m \in \left[ {1; + \infty } \right)\)
      • C. \(m \in \left( { - 1;2} \right)\)
      • D. \(m \in \left[ {1;2} \right)\)

    Hướng dẫn giải:

    Câu 1:
    \(\begin{array}{l} y = {x^2}(3 - x) = - {x^3} + 3{x^2}\\ y' = - 3{x^2} + 6x = 0\\ y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right. \end{array}\)
    [​IMG]

    Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (0;2).

    Câu 2:
    Hàm số có tập xác định \(D = \left( { - \infty ; - 1} \right] \cup \left[ {1; + \infty } \right).\)

    Khi đó \(y' = {\left( {\sqrt {{x^2} - 1} } \right)} = \frac{x}{{\sqrt {{x^2} - 1} }} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} y' > 0,x > 1\\ y' < 0,x < - 1 \end{array} \right.\)

    Suy ra hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\).

    Câu 3:
    Ta có: \(y' = 3{x^2} - 2mx + 3\)

    Đồ thị hàm số đã cho đồng biến trên R thì \(y'(x) \ge 0,\forall x \in \mathbb{R}\)

    Điều này xảy ra khi: \(\Delta ' \le 0,\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow {m^2} - 9 \le 0,\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow - 3 \le m \le 3.\)

    Câu 4:
    Hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 1} - mx - 1\)

    \(y' = \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }} - m\)

    Hàm số luôn đồng biến khi và chi khi \(m \le \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}.\)

    Xét hàm số \(f(x) = \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }};\,\,f'(x) = \frac{1}{{\sqrt {{{({x^2} + 1)}^3}} }} > 0,\forall x\)

    Suy ra f(x) luôn đồng biến trên \(\mathbb{R}\)

    Mặt khác \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }} = - 1\)

    [​IMG]

    Vậy để hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) thì \(m \le - 1.\)

    Câu 5:
    TXĐ: \(D =\mathbb{R} \backslash \left\{ { - m} \right\}\)

    \(y' = \frac{{{m^2} - m - 2}}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}}\)

    \(y' = 0\) khi m=-1, m=2.

    Với m=-1 thì y=0 là hàm hằng.

    Với m=2 thì y=2 là hàm hằng.

    Vậy hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 1; + \infty } \right)\) khi:

    \(\left\{ \begin{array}{l} - m \notin \left( { - 1; + \infty } \right)\\ y' < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m \ge 1\\ {m^2} - m - 2 < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow 1 \le m < 2\).