Những người có cơ địa dị ứng thường hay mắc một loại bệnh ngoài da là bệnh mề đay, nhất là trong mùa đông xuân. Bệnh mề đay có thể bị phát ra do bị dị ứng bụi bặm, phấn hoa, côn trùng, thức ăn lạ, thuốc, hóa chất… hay do các nhân tố bên trong cơ thể như khi tinh thần căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do làm việc quá sức, sức miễn dịch giảm, rối loạn nội tiết… Điều trị bệnh mề đay không quá phức tạp, bệnh có thể được điều trị bằng thuốc Tây Y, Đông Y hay các bài thuốc dân gian. Trong bài chia sẻ hôm nay, mình xin chia sẻ tuyệt chiêu trị khỏi dứt điểm bệnh mề đay bằng lá kinh dới và rượu trắng. Các bạn cùng tham khảo nhé! Triệu chứng của bệnh mề đay là gì? Triệu chứng điển hình của bệnh là trên da đột nhiên xuất hiện những nốt chẩn , gồ cao hơn mặt da, ranh giới rõ ràng, màu hồng nhạt, ở giữa màu nhạt hơn, thành vết, thành đám, hình tròn hoặc vằn vèo, kích thước và số lượng thay đổi tùy lúc, vị trí hạn chế ở từng vùng hoặc lan khắp người. Càng gãi càng mẩn đỏ và càng ngứa hơn. Triệu chứng mề đay cấp tính nhẹ: Xuất hiện những nốt mẩn tịt chỉ xuất hiện trong vài phút rồi lặn, không để lại dấu vết. Với trường hợp này, có thể chỉ cần nằm nghỉ ở chỗ thoáng, uống nhiều nước là có thể hết, nhưng không được gãi mạnh, vì càng làm ngứa tăng thêm, có thể gây xây xước, chảy máu, nhiễm khuẩn, thậm chí bội nhiễm. Nếu thấy khó chịu, hãy pha 1 ít muối vào thau nước ấm rồi ngâm phần da bị mề đay vào đó, sau đó thấm khô bằng khăn bông. Triệu chứng của bệnh mày đay cấp tính: Mày đay cấp tính thường xuất hiện những triệu chứng toàn thân như hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, đau các khớp xương… Có những trường hợp dị ứng nặng, gây sưng tấy ở lưỡi và môi, bụng đau quặn, nôn mửa, khó thở do niêm mạc họng bị phù thũng, ngạt thở do co thắt phế quản… cần đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu. Mày đay mãn tính: Khi mày đay kéo dài trên 3 tháng, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, là đã sang giai đoạn mạn tính. Trong thể mạn tính, bệnh có thể giảm nhẹ hoặc nặng lên tùy theo điều kiện thời tiết và môi trường. Bên cạnh đó, có thể phân bệnh mày đay theo 3 dạng đó là dạng phong nhiệt, dạng phong hàn và huyết hư phong táo Biểu hiện của mày đay dạng phong nhiệt: Nốt chẩn đỏ tươi, nóng rát, ngứa kịch liệt, phiền táo, miệng khát; có thể kèm theo phát sốt, sợ lạnh, họng sưng đau, gặp nóng bệnh phát nặng thêm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt, mạch tế sác . Biểu hiện của mày đay dạng phong hàn: Nốt chẩn sắc trắng, ngứa, gặp gió lạnh thì phát nặng, thời tiết ấm thì bệnh giảm nhẹ. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng; mạch phù. Dạng huyết hư phong táo (hay chính là thể mày đay mãn tính): Bệnh kéo dài lâu ngày, thỉnh thoảng lại phát tác, buổi chiều và buổi tối phát nặng hơn. Kèm theo tâm phiền, dễ cáu giận, miệng khô, lòng bàn chân bàn tay nóng. Chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi ít. Trị khỏi dứt điểm bệnh mề đay bằng lá kinh giới Như đã nói trong phần mở đầu, bệnh mề đay có thể được điều trị bằng Tây Y, Đông Y hay theo phương pháp dân gian đều rất hiệu quả. Trong đó, phương pháp trị mề đay bằng lá kinh giới là một phương pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại. Thường dùng phương pháp này khi bị ngứa, mề đay mang tính cấp tính, khi thời tiết thay đổi hoặc do một nguyên nhân nào đó như thức ăn, hơi, khí… trên người nổi đầy giát, ngứa, sưng. Cách 1: Chỉ cần sử dụng phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) rồi sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt, sau đó chà xát nhẹ nhàng khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa nhanh. Cách 2: Xông hơi bằng lá kinh giới: Lấy rau kinh giới + bèo cái (bỏ rễ) + củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái nhỏ (nếu không tìm được thì có thể không cần) + thổ phục linh (thái phiến) + lá ba chục, tất cả ở dạng tươi, đem nấu sôi rồi xông lên vùng bị mề đay. Khi xông hơi cần tập trung hơi vào bộ phận bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Một tuần xông 2-3 lần. Cách này có tác dụng chữa nổi mề đay mẩn ngứa, cả những trường hợp chàm ngứa, chỗ da bị ngứa thường dày lên từng đám. Cách 3: Sắc nước uống. Dùng Kinh giới tuệ 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều, mỗi thứ 16g, Cát căn 12g, Bạc hà 4g, Cam thảo 3g, Thuyền thoái 2g. Mang sắc lấy nước uống. Uống trong vòng 1 tháng hoặc nhanh hơn thì 2 tuần là khỏi. Cách 4: Các bạn có thể lấy phần lá kinh giới mang hoa, giã nhỏ (hoặc xay nhỏ), đem trộn với rượu trắng rồi chà lên vùng da bị mề đay. Đảm bảo sẽ hiệu quả vô cùng. Mách bạn: Khi bị mề đay, các bạn cần kiêng các thực phẩm giàu đạm như hải sản (tôm, cua, cá biển); thịt bò; thịt gà… là một trong những tác nhân làm khởi phát tình trạng dị ứng, mề đay ở nhóm đối tượng này do hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, công năng miễn dịch suy giảm và tăng mẫn cảm. Bên cạnh đó, người bệnh nên giảm đường, muối trong chế độ ăn vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng. Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu… bởi chúng có khả năng làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Một số trường hợp, do quá khó chịu với cảm giác ngứa ngáy mà bệnh mang lại, nên thuốc điều trị chiếm được sự tin dùng. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc các bạn sử dụng cần phải được sử dụng dưới hướng dẫn của bác sỹ, tránh tình trạng lạm dụng các thuốc chống dị ứng, kem bôi mà không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng tới da và chức năng gan thận. Hơn nữa, điều này càng khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn dẫn đến việc dễ bị tái phát những lần sau và mức độ sẽ nặng hơn. Cuối cùng, khi bị mề đay, các bạn nên chăm chỉ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, tăng cường thể dục thể thao để lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu. Uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường các thực phẩm thanh mát, các thực phẩm có tính giải nhiệt như đậu phụ, mướp đắng (khổ qua), củ cải, bí đao… và các loại hoa quả. Tăng cường những món ăn dễ tiêu, nước ép rau quả có tính mát và giàu vitamin A, B, C. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!