Truyện “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là những trang văn xuôi đầy chất thơ. Nêu cảm nhận của em về chất thơ ấy ?

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài : Truyện "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là những trang văn xuôi đầy chất thơ. Nêu cảm nhận của em về chất thơ ấy ?

    Bài làm:
    Với nhà văn Thanh Tịnh, những tác phẩm của ông được xét là hay thì đều có chất thơ và những bài thơ hay thì dường như đều có cốt truyện. Tiêu biểu cho chất thơ của Thanh Tịnh là truyện ngắn “ Tôi đi học”. Đây là một tập truyện rất hay và đầy chất thơ ca.
    Có thể hiểu nôm na về chất thơ rằng, đó là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học. Chất thơ trong Tôi đi học được biểu hiện một cách rõ nét, đậm đà qua những cảnh vât, tâm trạng, tình tiết vô cùng dạt dào và tràn đầy cảm xúc. Chất thơ được thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc ngọt ngào, man mác buồn nhưng cũng rộn rã tưng bừng khi được sắp sách tới trường. Chất thơ toát lên từ những cảnh vật tưởng chừng như thân thuộc, giản đơn nhất. Đó là cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Chất thơ còn thể hiện ở cảnh mấy cậu học trò nhỏ quần áo tươm tất, nhí nhánh gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Cảnh sắc của con đường tựu trường của tuổi thơ trở nên rất thơ mộng và trong trẻo. Đó là vào thời điểm cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.
    Chất thơ còn tỏa ra từ giọng nói ân cần, cắp mắt hiền lạ của ông đốc, rồi hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón học trò với gương mặt tươi cười cũng trở nên đậm chất thơ.
    Trong truyện, Thanh Tịnh đã bốn lần nhắc đến bàn tay mẹ: “mẹ tôi ân cần nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy có một bàn tay dịu dàng của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ. Hơn thế nữa, khi đứa con bé bỏng ngơ ngác thì bỗng chốc “ một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” của con. Qua đó có thể thấy, hình ảnh bàn tay mẹ được tác giả miêu tả thật tinh tế, giàu cảm xúc, làm bật lên tình yêu, sự quan tâm vô bờ bến của mẹ dành cho con.
    Bằng giọng văn nhẹ nhàng, chất thơ của “ Tôi đi học” còn được thể hiện qua những hình ảnh so sánh đầy thi vị qua hai câu đầu của truyện. Không chỉ vậy, hình thức thể hiện, trình bày văn bản cũng thể hiện được chất thơ của “ Tôi đi học”. Không chỉ vậy, chất thơ của bài văn còn thể hiện ở chỗ, gợi cho người đọc sự đồng cảm. Chắc hẳn ai ai trong chúng ta, khi đọc bài văn sẽ thấy hình ảnh của mình ở trong đó, nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu thơ, của những ngày đầu tiên được cắp sách tới trường với bạn bè, thầy cô.
    Thật vậy, có thể thấy, Tôi đi học thật sự là một câu truyện ngắn rất hay, giàu tính thơ ca. Qua tác phẩm, tác giả như muốn thắp lên niềm tin, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ qua những ký ức trẻ thơ thật đẹp, thật nên thơ.