Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I là trung điểm của SC. Biết thể tích khối chóp S.ABI là V, thể tích của khối chóp S.ABCD là : 4V 6V 2V 8V
ABCD.A'B'C'D' là hình lập phương có cạnh bằng a. Thể tích của khối tứ diện A'B'C'D' là : \(\frac{a^3\sqrt{3}}{2}\) \(\frac{a^3}{3}\) \(\frac{2a^3}{3}\) \(\frac{a^3\sqrt{6}}{4}\)
Cho hình lăng trụ đúng ABC.A'B'C' với ABC là tam giác vuông cân tại B và \(AC=a\sqrt{2}\). Biết thể tích của khối lăng trụ ABCA'B'C' bằng \(2a^3\). Khi đó chiều cao của hình lăng trụ ABC.A'B'C' là : 12a 6a 3a 4a
Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi M là trung điểm của CD. Cosin góc hợp với MB và AC là " \(\frac{\sqrt{3}}{4}\) \(\frac{\sqrt{3}}{5}\) \(\frac{\sqrt{3}}{6}\) \(\frac{\sqrt{3}}{3}\)
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng \(2\sqrt{6}cm\) và đường cao \(SO=1cm\). Gọi, M, N lần lượt là trung điểm của AC, AB. Thể tích của hình chóp S.AMN tính bằng \(cm^3\) bằng : \(\frac{\sqrt{2}}{2}\) 1 \(\frac{\sqrt{5}}{2}\) \(\frac{\sqrt{3}}{2}\)
Cho hình chóp đều S.ABCD đáy a, tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm SA và BC. Biết góc giữa MN và (ABCD) là 60 độ. Cosin góc giữa MN và (SBD) là : \(\frac{\sqrt{3}}{4}\) \(\frac{\sqrt{10}}{5}\) \(\frac{2}{5}\) \(\frac{\sqrt{5}}{5}\)
Cho hình chóp S.ABC đáy ABC là tam giác vuông tại B. SA vuông góc với đáy, \(\widehat{ACB}=60^0;BC=3cm;SA=3\sqrt{3}cm\). Gọi N là trung điểm cạnh SB. Thể tích của khối tứ diện NABC tính bằng \(cm^3\) là : \(\frac{1}{2}\) \(\frac{2}{3}\) 1 \(\frac{27}{4}\)
Cho một hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a và diện tích xung quanh gấp đôi diện tích đáy. Khi đó thể tích của khối chóp là : \(\frac{a^3\sqrt{3}}{6}\) \(\frac{a^3\sqrt{3}}{3}\) \(\frac{a^3\sqrt{2}}{3}\) \(\frac{a^3\sqrt{3}}{12}\)
Cho hình chóp tam giác S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh 2a; SA vuông góc với (ABC). Để thể tích của khối chóp S.ABC là \(\frac{a^3\sqrt{3}}{2}\) thì góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABC) là : \(60^0\) \(30^0\) \(45^0\) Đáp án khác
Cho lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu của A' lên (ABC) trùng với trung điểm của BC. Thể tích của khối lăng trụ là \(\frac{a^3\sqrt{3}}{8}\), độ dài cạnh bên của khối lăng trụ là : \(a\) \(2a\) \(a\sqrt{3}\) \(a\sqrt{6}\)