Văn bản Truyện Kiều – Giá trị nội dung và nghệ thuật I. Tác giả Nguyễn Du Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiền, quê tỉnh Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học . Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sau sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nữa đầu thế kỉ XIX. Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc ( 1786 – 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh ( 1796 – 1802). Ông ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, Nguyễn Du lại được lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc cuộc đời từng trải đi nhiều tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Ông là một thiên tài văn học, đồng thời là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm văn học có giá tị lớn, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, gồm 243 bài.Thơ chữ Nôm xuất sắc là cuốn truyện Đoạn trường tân thanh, tục gọi là Truyện Kiều, Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh). Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc. Truyện viết theo thể thơ lục bát, gồm 3254 câu. II. Truyện Kiều Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều Giá trị nội dung : Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời bất công tàn bạo Phản ánh số phận con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. Giá trị nhân đạo: Lên án tố cáo thế lục tàn bạo xấu xa Thương cảm sâu sắc nỗi khổ của con người Trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất tài năng. Thể hiện được niềm khát khao trong tình yêu, trong hạnh phúc của môi trẻ. Ước mơ tự do công bằng lẽ phải. Giá trị nghệ thuật: Sự kết tinh tựa nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả phương diện, ngôn ngữ thể loại. Ngôn ngữ văn học dân tộc đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tâm trạng con người, Tóm tắt “Truyện kiều” Nguyễn Du Thúy kiều con gái đầu lòng của Vương Viên Ngoại – là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Trong tiết Thanh minh, nàng cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan đi Tảo mộ, gặp Kim Trọng bạn Vương Quan. Mối tình 2 người chớm nở, Kim Trọng và Thúy Kiều chủ động đính ước với nhau. Trong thời gian Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình kiều mắc oan, nàng phải bán mình chuộc cha và nhớ Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng, Không ngờ Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh, Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng bị vợ cả là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa kiến nàng phải trốn nơi cửa Phật. Sư Giác duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Hà cũng là phương buôn nguwoif như Tú Bà và kiều bị bán vào lầu xanh lần hai. Lần này gặp từ Hải – người anh hung “đầu đội trời chân đạp đất” cưới về làm vợ, giúp nàng báo ân oán. Mắc lừa tên tổng đốc Hồ Tôn Thiết, Thúy Kiều đã hai chết Từ Hải khi khuyên chàng quy hàng. Thúy Kiều bị Hồ Tôn Hiến lăng nhục và tìm đến cái chết ở sông Tiền Đường. Nàng đã được sư Giác Duyên cứu và nương tựa cửa phận. Sau khi hộ tang chú Kim Trọng vẫn nhớ và quyết tâm đi tìm Kiều. Tình cờ gặp sư Giác Duyên, Kiều và Kim trọng tái hợp, Kiều và Kim trọng đoàn tụ sau 15 năm xa cách. Kiều cùng Kim Trọng đổi tình vợ chồng thành bạn bè.