Vật lý 10 cơ bản - Ngẫu lực

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 118 sgk Vật lý lớp 10. Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.
    Hướng dẫn giải:
    Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
    Ví dụ:
    Ngẫu lực xuất hiện khi:
    • Mở vòi nước
    • Văn vô-lăng của ô tô,...



    Bài 2 trang 118 sgk Vật lý lớp 10. Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn?
    Hướng dẫn giải:
    1. Trường hợp vật không có trục quay cố định

    Thí nghiệm và lí thuyết đều cho thấy nếu vật chỉ chịu tác dụng của một ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực
    2. Trường hợp vật có trục quay cố định
    Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục cố định đó. Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay (Hình 21.5). Trục quay phải tạo ra lực liên kết để giữ trọng tâm chuyển động trên quỹ đạo. Nếu vật rắn quay quá nhanh, lực liên kết quá lớn thì trục có thể gẫy.
    Vì vậy, khi chế tạo các bộ phận quay của máy móc (như bánh đà, bánh xe ô tô, cánh quạt, vô lăng,...) thì phải làm sao cho trọng tâm nằm đúng trên trục quay.
    3. Momen ngẫu lực
    M = F.d

    Trong đó:
    F: độ lớn của mỗi lực (N).
    d: khoảng cách giữa hai giá của hai lực gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực (m).
    Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.




    Bài 3 trang 118 sgk Vật lý lớp 10. Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?
    Hướng dẫn giải:
    M = F.d

    Trong đó:
    F: độ lớn của mỗi lực (N).
    d: khoảng cách giữa hai giá của hai lực gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực (m)
    Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.




    Bài 4 trang 118 sgk Vật lý lớp 10. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu lực là:
    A. 100 N.m;
    B. 2,0 N.m;
    C. 0,5 N.m;
    D. 1,0 N.m.
    Hướng dẫn giải:
    Áp dụng công thức tính momen của một ngẫu lực:
    M = Fd = 5.20.100 = 1 (N.m)
    chọn D




    Bài 5 trang 118 sgk Vật lý lớp 10. Một ngẫu lực gồm có hai lực \(\overrightarrow{F_{1}}\) và \(\overrightarrow{F_{2}}\) có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen ngẫu lực này là:
    A. (F1 – F2)d.
    B. 2Fd
    C. Fd
    D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
    Hướng dẫn giải:
    Chọn C




    Bài 6 trang 118 sgk Vật lý lớp 10. Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5cm và có độ lớn FA = FB = 1N (hình 22.6a).
    a) Tính momen của ngẫu lực.
    b) Thanh quay đi một góc α = 30o. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.
    [​IMG]
    Hướng dẫn giải:
    a)
    [​IMG]
    Áp dụng công thức:
    M = Fd
    = 1. 4,5.10-2
    => M = 45. 10-3 (N.m)
    b) Áp dụng công thức:
    M = Fd = F BI
    Trong ∆AIB: cosα = \(\frac{BI}{AB}\) => BI = AB cosα
    => M = F. AB.cosα
    = 1. 4,5.10-2 .cos30o = 4,5.\(\frac{\sqrt{3}}{2}\) 10-2
    => M = 3,897. 10-2 (N.m)
    [​IMG]