Vật lý 10 nâng cao - Bài 41: Áp suất thủy tinh. Nguyên lí Pa-xcan

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu C1 trang 198 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Hãy lấy ví dụ áp lực đặt lên một tiết diện tiếp súc giữa hai vật.
    Giải
    - Người đứng trên mặt đất đặt lên diện tích mặt tiếp xúc với ai bàn chân S một áp lực \(\overrightarrow F \) bằng trọng lượng của người , áp suất gây bởi áp lực này được tính
    \(p = {F \over S} = {{m.g} \over S}\)
    - Áp lực của nước (F) lên nút bể có gây áp suất \(p = {F \over S}\).
    [​IMG]




    Câu C2 trang 199 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Áp suất thủy tinh có phụ thuộc hình dạng của bình chứa không ?
    Giải :
    Áp suất thủy tinh không phụ thuộc hình dạng của bình chứa (nó phụ thuộc áp suất khí quyển tại mặt thoáng , khối lượng riêng của chất lỏng và độ sâu của điểm khảo sát so với mặt thoáng).




    Câu C3 trang 200 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Có thể dùng một lực nhỏ để nâng một ô tô lên được hay không ?
    Giải
    Có thể dùng một lực nhỏ để nâng một ô tô lên được như hình 41.6 (200 SGK).
    [​IMG]




    Bài 1 trang 201 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Chọn câu sai .
    A.Khi xuống càng sâu trong nước thì ta chịu một áp suất càng lớn .
    B.Áp suất của chất lỏng không phụ thuộc khối lượng riêng của chất lỏng .
    C.Độ chênh lệch áp suất tại hai vị trí khác nhau trong chất lỏng không phụ thuộc áp suất khí quyển ở mặt thoáng .
    D.Độ tăng áp suất lên một bình kín được truyền đi nguyên vẹn khắp nơi.
    Giải
    Chọn B




    Bài 2 trang 201 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Hãy tính áp suất tuyệt đối p ở độ sâu 1000m dưới mực nước biển .Cho khối lượng riêng của nước biển là 1,0.103 kg/m3 và pa=1,01.105 N/m2.
    Giải :
    \(p = {p_a} + \rho gh = 1,{01.10^5} + 1,{0.10^3}.9,8.1000\)
    \( = 99,{01.10^5}(Pa)\)




    Bài 3 trang 201 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Một máy năng thủy lực của trạm sửa chữa ô tô dùng không khí nén lên một pít – tông có bán kính 5 cm . Áp suất được truyền sang một pít-tông khác có bán kính 15cm . Hỏi khí nén phải tạo ra một lực ít nhất bằng bao nhiêu để nâng một ô tô có trọng lượng 13 000 N? Áp suất khí nén khi đó bằng bao nhiêu ?
    Giải
    P = 13 000 N;\({S_{{1_{}}}} = \pi {R_1}^2;{S_2} = \pi {R_2}^2\)
    Điều kiện nâng được ô tô lên là \(F_2\ge P\)
    Mặt khác , theo nguyên lí Pa-xcan , ta lại có \(p = {{{F_1}} \over {{S_1}}} = {{{F_2}} \over {{S_2}}}\)
    \({F_1} = {{{S_1}} \over {{S_2}}}.{F_2} \ge {{\pi .{R^2}_1} \over {\pi .{R^2}_2}}.P = {({{{R_1}} \over {{R_2}}})^2}.P = {({5 \over {15}})^2}.13000\)
    \({F_2} \ge 1445(N)\)
    Lực tối thiểu mà khí nén phải tạo được :
    \({F_{2\min }} = 1445N\)




    Bài 4 trang 201 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Cửa ngoài một nhà rộng 3,4 m ; cao 2,1 m .Một trận bão đi qua , áp suất bên ngoài giảm đi còn 0,96 atm . Trong nhà áp suất vẫn giữ ở 1,0 atm.
    Hỏi lực toàn phần vào cửa là bao nhiêu ?
    Giải
    Hợp lực tác dụng lên cửa hướng ra ngoài và có độ lớn
    Fht = F - F= pS-pS = (p-p’).(a×b)= (1-0,96).1,013.105.3,4.2,1
    Fht= 2,89.104N
    [​IMG]