Vật lý 12 Nâng cao - Bài 35. Tán sắc ánh sáng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu C1 trang 186 SGK Vật Lý 12 Nâng cao. So sánh hai hình ảnh thấy trên màn E trước và sau khi đặt lăng kính P1 xen vào giữa F và E.
    Giải
    Trước khi đặt lăng kính trong khoảng khe F và màn E, trên màn ảnh ta thấy một vệt sáng trắng. Sau khi đặt lăng kính trong khoảng khe F và màn E, trên màn ảnh ta thấy 1 dải màu liên tục từ đỏ đến tím (bao gồm 7 màu chính đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.




    Câu C2 trang 188 SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Có thể dựa vào công thức đơn giản nào về lăng kính để thấy rõ góc lệch D của tia sáng truyền qua lăng kính phụ thuộc vào chiết suất n của lăng kính?
    Giải
    Với góc tới nhỏ, ta có góc lệch D của tia sáng truyền qua lăng kính được tính theo công thức \(D = (n - 1)A\).
    Với góc A là góc chiết quang của lăng kính không thay đổi, do đó nếu các tia ló có màu sắc khác nhau bị lệch khác nhau, có D khác nhau thì chiết suất n khác nhau. Vậy chiết suất của lăng kính có giá trị khác nhau tuỳ theo màu ánh sáng đơn sắc.




    Câu 1 trang 189 SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Hiện tượng tán sắc xảy ra
    A. Chỉ với lăng kính thuỷ tinh.
    B. Chỉ với các lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng.
    C. Ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau.
    D. Ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng, với chân không (hoặc không khí).
    Giải
    Hiện tượng tán sắc xảy ra ở mặt phân cách của hai môi trường chiết quang khác nhau.
    Chọn đáp án C.




    Câu 2 trang 189 SGK Vật Lý 12 Nâng cao. Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi qua một lăng kính thuỷ tinh, thì
    A. Không bị lệch và không đổi màu.
    B. Chỉ đổi màu mà không bị lệch.
    C. Chỉ bị lệch mà không đổi màu.
    D. Vừa bị lệch, vừa bị đổi màu.
    Giải
    Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi qua một lăng kính thuỷ tinh thì chỉ bị lệch phương truyền không đổi màu.
    Chọn đáp án C.