Vật lý 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Thực hành đo độ dài đối với từng vật
    • Hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu? Cần ước lượng và đo thực tế để lấy số liệu.

    • Cách chọn dụng cụ đo : Chọn thước dây để đo chiều dài bàn hóc sẽ chính xác hơn, vì số lần đo ít hơn chọn thước kẻ đo. Ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.

    • Cách đặt thước đo : Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.

    • Cách đặt mắt nhìn và ghi kết quả đo: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

    • Thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.
    2. Kết luận:
    • Khi đo độ dài cần:
      • Ước lượng độ dài cần đo.

      • Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

      • Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

      • Đặt mằt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

      • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó.

    Hãy kiểm tra lại xem có đúng không.

    Hướng dẫn giải:
    Sau khi kiểm tra lại ta thấy chính xác: độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó.

    Bài 2:
    Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài:

    A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

    B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất

    C. Ước lượng độ dài cần đo.

    D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

    Hướng dẫn giải:
    Chọn đáp án B.