Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Dùng bình chia độ:
    [​IMG]

    • Đo thể tích nước ban đầu \({V_1} = 150{\rm{ }}c{m^3}\)

    • Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, thể tích dâng lên \({V_2} = {\rm{ }}200c{m^3}\)

    • Thể tích hòn đá:
    \(V = {\rm{ }}{V_1}-{\rm{ }}{V_2} = {\rm{ }}200c{m^3}-150c{m^3} = {\rm{ }}50c{m^3}\)

    • Ta gọi (V) thể tích vật rắn: \(V = {\rm{ }}{V_{\bf{2}}}-{V_{\bf{1}}}\)
    2. Dùng bình tràn:
    • Trường hợp vật không bỏ lọt bình chia độ.

    • Đổ nước đầy bình tràn, thả chìm hòn đá vào bình tràn, hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích hòn đá.
    [​IMG]

    • Kết luận:
      • Thả chìm vật đó vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

      • Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
    3. Thực hành:
    Đo thể tích vật rắn.

    • Ước lượng thể tích vật rắn \((c{m^3})\)
    • Đo thể tích vật và ghi kết quả vào bảng 4.1
    Bảng 4.1 : Kết quả đo thể tích vật rắn


    [​IMG]

    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới \(c{m^3}\) chứa 20 \(c{m^3}\) nước để đo thể tích của 1 hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55\(c{m^3}\) .Tính thể tích của hòn đá ?

    Hướng dẫn giải:
    Áp dụng công thức tính vật rắn:

    Thể tích hòn đá là: \(V = {V_1} - {V_2} = 55 - 20 = 35c{m^3}\)

    Bài 2:
    Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách :

    A. Đo thể tích bình tràn

    B. Đo thể tích bình chứa

    C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa

    D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.

    Hướng dẫn giải:
    Chọn đáp án C