Vật lý 8 Bài 15: Công suất

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Công suất:
    Là công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

    2. Công thức tính công suất:
    \(P=\frac{A}{t}\)

    Trong đó:

    P Công suất

    A công cơ học

    t Thời gian thực hiện công

    3. Đơn vị công suất
    Đơn vị của công suất là Jun/ giây (J/s) được gọi là oát, kí hiệu là W

    1W = 1 J/s

    1KW = 1000 W

    1MW = 1000 KW

    Lưu ý:
    Ta không thể chỉ dùng độ lớn của công hay chỉ dùng thời gian thực hiện công để so sánh sự thực hiện công nhanh hay chậm. Mà để biết máy nào làm việc khỏe hơn hay thực hiện công nhanh hơn ta phải so sánh công thực hiện được trong một đơn vi thời gian gọi là công suất.


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Một thác nước cao 120m có lưu lượng 50m3/s, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính công suất cực đại mà ta có thể khai thá được của thác nước. Giả sử một máy phát điện sử dụng được 20% công suất của thác nước, thì cùng lúc máy phát điện có thể tháp sáng bình thường tối đa bao nhiêu bóng đèn điện 60W?

    Hướng dẫn giải:
    Khối lượng nước đổ xuống thác trong 1s là:

    m=D.L = 1000.50= 50000kg

    Công suất cực đại mà ta có thể khai thác được của thác nước là:

    Pmax= 10m.h = 10.50000.120 = 6. 107 W

    Số bóng đèn điện 60W tối đa có thể thắp sáng bình thường:

    \(N = {P_ {ích}\over P_đ} = {1,2. 10^7 \over 60} \) = 200000 đèn

    Vậy: Pmax= 6. 107 W; N= 200000 đèn

    Bài 2:
    Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó đi được 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J

    Hướng dẫn giải:
    Công suất của một người đi bộ là:

    áp dụng công thức \(P=\frac{A}{t}\) = \(10000.40 \over 2. 3600\) = 55,56W