Vật lý lớp 6 - Bài 15. Đòn bẩy

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu C1 trang 49 SGK Vật lí 6. Hãy điền các chữ O, O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các hình 15.2, 15.3.
    Trả lời:
    (1) – O1
    (2) – O
    (4) – O1
    (5) – O
    (6) – O2
    (3) – O2




    Câu C2 trang 49 SGK Vật lí 6.

    - Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng dưới.
    - Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng.
    Trả lời:
    [​IMG]






    Câu C3 trang 49 SGK Vật lí 6.
    Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chồ trống của câu sau:
    Muốn lực nâng vật (1) ............................
    trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng cua lực
    nâng (2)...................... khoảng cách rtr điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
    Trả lời:
    (1) Nhỏ hơn
    (2) Lớn hơn




    Câu C4 trang 49 SGK Vật lí 6.
    Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
    Trả lời:
    Một số dụng cụ sử dụng như đòn bẩy trong cuộc sống: cái kéo, kềm bấm, xe cút kít, mái chèo thuyền.





    Câu C5 trang 49 SGK Vật lí 6.
    Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.
    Trả lời:
    Các điểm tựa trên hình 15.5 SGK là : Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền ; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo ; trục quay bập bênh.
    - Điểm tác dụng của lực F1 khi đó là : Chỗ nước đẩy vào mái chèo ; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm ; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo ; chỗ một bạn ngồi.
    Điểm tác dụng của lực F2 khi đó là : Chỗ tay cầm mái chèo ; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo ; chỗ bạn thứ hai ngồi





    Câu C6 trang 49 SGK Vật lí 6.
    Hãy chi ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bấy ở hình 15.1 để làm giảm lực kẻo hơn.
    Trả lời:
    Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn ; buộc dây kéo xa điểm tựa hơn ; buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.