Vật lý lớp 6 - Bài 26-27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài C1 trang 80 sgk vật lí 6. Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn vẽ ở hình A1 Chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
    Hướng dẫn giải:
    Nhiệt độ




    Bài C2 trang 81 sgk vật lí 6. Quần áo vẽ ở hình B1 khô nhanh hơn vẽ ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
    Hướng dẫn giải:
    Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió




    Bài C3 trang 81 sgk vật lí 6. Quần áo vẽ ở hình C2 khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
    Hướng dẫn giải:
    Tốc độ bay hơi phụ thuộc mặt thoáng




    Bài C4 trang 81 sgk vật lí 6. Chọn từ thích hợp trong khung để điền từ thích hợp vào ô trống của các câu sau:
    - Nhiệt độ càng (1) .......... thì tốc độ bay hơi càng (2)............
    - Gió càng (3)............. thì tốc độ bay hơi càng (4) .................
    - Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng (5).............. thì tốc đô bay hơi càng (6) ................
    Các từ để điền:
    - Lớn, nhỏ
    - Cao, thấp
    - Mạnh, yếu.
    Hướng dẫn giải:
    (1) Cao hoặc thấp
    (2) Lớn hoặc nhỏ
    (3) Mạnh hoặc yếu
    (4) Lớn hoặc nhỏ
    (5) Lớn hoặc nhỏ
    (6) Lớn hoặc nhỏ




    Bài C5 trang 82 sgk vật lí 6. Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau?
    Hướng dẫn giải:
    Để diện tích mặt thoáng của nước ở 2 đĩa như nhau (có cùng điều kiện diện tích mặt thoáng)




    Bài C6 trang 82 sgk vật lí 6. Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió?
    Hướng dẫn giải:
    Đặt như vậy để loại trừ tác động của gió.




    Bài C7 trang 82 sgk vật lí 6. Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa?
    Hướng dẫn giải:
    Làm như vậy để kiểm tra tác động của nhiệt độ.




    Bài C8 trang 82 sgk vật lí 6. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm nào, có thể khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ là đúng?
    Hướng dẫn giải:
    Nước ở đĩa được hơ nóng bay nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.




    Bài C9 trang 82 sgk vật lí 6. Tại sao khi trồng cây chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?
    Hướng dẫn giải:
    Làm như vậy để giảm bớt sự bay hơi, làm cât ít bị mất nước hơn.




    Bài C10 trang 82 sgk vật lí 6. Để làm muối, người ta cho nước biển vào ruộng muối. Nước trong biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nảo thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao?
    Hướng dẫn giải:
    Khi thời tiết nắng nóng và có giá thì nhanh thu hoạch được muối.




    Bài C1 trang 84 sgk vật lí 6. Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc thí nghiệm và trong cốc đối chứng?
    Lời giải:
    Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.




    Bài C2 trang 84 sgk vật lí 6. Có hiện tượng gì xảy ra ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước thấm ra không? Tại sao?
    Lời giải:
    Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí ngiệm, không có nước đọng ở ngoài cốc đối chứng.




    Bài C3 trang 84 sgk vật lí 6. Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước ở trong cốc thấm ra không? Tại sao?
    Lời giải:
    Không, vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được.





    Bài C4 trang 84 sgk vật lí 6. Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do đâu mà có?
    Lời giải:
    Giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại.




    Bài C5 trang 84 sgk vật lí 6. Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không?
    Lời giải:
    Dự đoán của chúng ta là đúng.




    Bài C6 trang 84 sgk vật lí 6. Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ?
    Lời giải:
    Hơi nước trong các đám mây ngưng tự tạo thành mưa. Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ, hơi nước có trong hơi thở gặp mặt kính lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ kính.




    Bài C7 trang 84 sgk vật lí 6. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
    Lời giải:
    Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.




    Bài C8 trang 84 sgk vật lí 6. Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?
    Lời giải:
    Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ, là vì chai được đậy kín, nên có bao nhiêu rwocụ bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở miệng, quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ, nên rượu cạn dần.