Vật lý lớp 9 - Bài 36. Truyền tải điện năng đi xa

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài C1 - Trang 99 - SGK Vật lí 9. Từ công thức (3) SGK có thể suy ra khi truyền tải một công suất điện P xác định mà muốn giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây thì có thể có những cách nào ?
    Hướng dẫn.
    Muốn giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện ta có thể giảm điện trở R hoặc tăng hiệu điện thế U.



    Bài C2 - Trang 99 - SGK Vật lí 9. Muốn giảm điện trở của dây dẫn thì phải dùng dây dẫn có kích thước như thế nào ? Giảm công suất hao phí bằng cách giảm điện trở của dây tải điện thì có gì bất lợi ?
    Hướng dẫn.
    Ta có \(R=\rho \frac{l}{S}\) , cho rằng chất này đã được chọn trước và chiều dài của dây không đổi, muốn giảm điện trở của dây dẫn thì phải tăng S, tức là dùng dây có thiết diện lớn, trọng lượng lớn, đắt tiền, dễ gãy, hệ thống cột điện phải lớn... Tốn phí của việc tăng thiết diện S của dây dẫn còn lớn hơn giá trị điện năng bị hao tụt đi.




    Bài C3 - Trang 99 - SGK Vật lí 9. Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây thì có lợi gì ? Muốn vậy chúng ta phải làm gì?
    Hướng dẫn.
    Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây thì công suất hao phí sẽ giảm đi rất nhiều, vì nó tỉ lệ nghịch với U2. Muốn vậy chúng ta phải chế tạo được các máy tăng hiệu điện thế.




    Bài C4 - Trang 99 - SGK Vật lí 9. Cùng một công suất P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Hãy so sánh công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 500 000V với khi dùng hiệu điện thế 100000V.
    Hướng dẫn.
    Từ công thức \(P_{hp}=\frac{R.P^{2}}{U^{2}}\) ta thấy rằng, nếu hiệu điện thế tăng \(\frac{500000}{100000}=5\) lần thì công suất hao phí giảm được 52 = 25 lần.




    Bài C5 - Trang 99 - SGK Vật lí 9.Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài học.
    Hướng dẫn.
    Bắt buộc phải dùng máy biến thế để giảm công suất hao phí, tiết kiệm, bớt khó khăn vì dây dẫn quá to, nặng.