Vật lý lớp 9 - Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài C1 trang 126 sgk vật lý 9. Ảnh của vật trên tấm kính mở (đóng vai trò của phim) là ảnh thật hay ảnh ảo ? Cùng chiều hay ngược chiều với vật ? To hơn hay nhỏ hơn vật ?
    Bài giải:
    Ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.




    Bài C2 trang 126 sgk vật lý 9. Hiện tượng nào chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ ?
    Bài giải:
    Hiện tượng thu được ảnh thật trên phim của vật thật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.




    Bài C3 trang 127 sgk vật lý 9. Vẽ ảnh của vật AB đặt vuông góc trục chính của vật kính, O là quang tâm, PQ là vị trí đặt phim, khoảng cách từ vật đến vật kính là 2 m, từ phim đến vật kính là 5 cm. Hình vẽ không cần đúng tỉ lệ.
    [​IMG]
    Trả lời:
    [​IMG]

    Vẽ ảnh của vật AB cụ thể là:
    –Kẻ tia sáng từ B qua quang tâm O truyền thẳng tới cắt phim PQ tại ảnh B’ của B
    –Từ B kẻ tia tới BI song song với trục chính tia ló IB’. Tia ló này cắt trục chính tại tiêu điểm F
    –Hạ B’ vuông góc với trục chính thì A’B’ là ảnh của AB tạo bởi vật kính




    Bài C4 trang 127 sgk vật lý 9. Dựa vào hình vẽ ở bài 4, hãy tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh với chiều cao của vật để khằng định những nhận xét trong bài 2.
    Bài giải:
    Tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật là:
    \(\frac{A'B'}{AB}\) = \(\frac{A'O}{AO}\) = \(\frac{5}{200}\) = \(\frac{1}{40}\).




    Bài C4 trang 127 sgk vật lý 9. Hãy tìm hiểu một máy anh để nhận ra vật kính, buồng tối và chỗ đặt màn hình hứng ảnh.
    Bài giải:
    Các em tự tìm hiểu.




    Bài C6 trang 127 sgk vật lý 9. Một người cao 1,6 m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3 m. Phim cách vật kính 6 m. Hỏi người ấy trên ohim cao bao nhiêu ?
    Bài giải:
    Ta áp dụng kết quả của bài C4, ta có:
    \(\frac{A'B'}{AB}\) = \(\frac{A'O}{AO}\) => A'B' = \(AB\frac{A'O}{AO}\) = \(160.\frac{6}{200}\) = 3,2 cm