Vật lý lớp 9 - Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài C1 trang 137 sgk vật lý 9. Ta thu được ánh sáng màu gì khi làm thí nghiệm sau ?
    a) Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ.
    b) Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ.
    c) Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu xanh.
    Bài giải:
    a) Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ ta sẽ được chùm màu đỏ.
    b) Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ ta cũng được chùm sáng màu đỏ.
    c) Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ, mà ta thấy tối.




    Bài C2 trang 138 sgk vật lý 9. Hãy thử giải thích kết quả trên.
    Bài giải:
    Giải thích các kết quả trên.
    a) Đối với chùm ánh sáng trắng có thể có hai giả thuyết:
    - Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu.
    - Trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua.
    b) Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ, nên chùm sáng màu đỏ đi qua nó.
    c) Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải là màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.




    Bài C3 trang 138 sgk vật lý 9. Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào ?
    Bài giải:
    Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa này đóng vai trò như các tấm lọc màu.




    Bài C4 trang 138 sgk vật lý 9. Một bể nước nhỏ (như bể cá cảnh) có các thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ có thể dùng như dụng cụ nào ở trên ?
    Bài giải:
    Một bể nước nhỏ (như bể cá cảnh) có các thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ có thể coi là một tấm lọc màu đỏ.