Vật lý lớp 9 - Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài C1 trang 144 sgk vật lý 9. Đặt các vật dưới ánh sáng trắng.
    + Nếu thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt ta ?
    + Nếu thấy vật màu đen thì sao ?
    Bài giải:
    Đặt các vật dưới ánh sáng trắng.
    + Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó đến mắt ta.
    + Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta.




    Bài C2 trang 145 sgk vật lý 9. Nhận xét về màu của các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng màu đỏ.
    Bài giải:
    Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
    Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục có màu gần như đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ rất kém ánh sáng đỏ.
    Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
    Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.




    Bài C3 trang 145 sgk vật lý 9. Nhận xét về màu của các vật màu đỏ, màu xanh lục, màu đen và màu trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng xanh lục.
    Bài giải:
    Dưới ánh sang xanh lục, vật màu đỏ có màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng xanh lục.
    Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục. Vậy vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng màu xanh lục.
    Dười ánh sáng xanh lục, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu xanh lục.
    Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu trắng có màu xanh. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.




    Bài C4 trang 145 sgk vật lý 9. Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì ? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì ? Tại sao ?
    Bài giải:
    Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của Mặt Trời. Trong đêm tối ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ.




    Bài C5 trang 145 sgk vật lý 9. Đặt một tấm kính đỏ (hay một mẩu giấy bóng kính đỏ) trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. Nhìn tờ giấy qua tấm kính ta sẽ thấy nó có màu gì ? Tại sao ?
    Bài giải:
    Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính thì ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ.
    Giải thích: Ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại vào mắt ta, vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ. (Chú ý là không nhìn tấm kính theo phương phản xạ ánh sáng).
    Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đen.
    Vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.




    Bài C6 trang 145 sgk vật lý 9. Tại sao khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu đỏ, khi đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh.. ?
    Bài giải:
    Trong chùm sáng trắng có đủ các ánh sáng màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh....