Vẻ đẹp đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lượt ngà của Nguyễn Quang Sáng

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Vẻ đẹp đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lượt ngà của Nguyễn Quang Sáng
    • Mở bài
    Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng và vận mệnh dân tộc. Các nhà văn, nhà thơ đã sáng tạo nhiều hình tượng đẹp đẽ về con người việt nam trong chiến đấu, nhất là đời sống tình cảm . Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc vủa nhà văn Nguyễn Quang Sáng là bài ca cảm động về tinh cha con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc đối với gia đình thời chiến tránh chống Mĩ.
    • Thân bài:
    Nguyễn Quang Sáng viết nên câu chuyện này từ một câu chuyện kể của một đồng chí giao liên trẻ tuổi. Chuyện kể về nhân vật ông sáu, một nông dân Nam bộ, giàu lòng yêu nước. Ông đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống pháp rồi chống mỹ và anh đã dũng hy sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954 hòa bình lập lại, ông sáu mới có dịp về thăm một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng của ông chưa đầy một tuổi. Đến khi được trở về thăm nhà thì con đã tám tuổi. Biết bao thương nhớ, tủi hờn dồn nén trong từng ấy năm khiến cho ông Sáu khi nhìn thấy con đã vô cùng xúc động.

    Tình cảm mãnh liệt của bé thu đối với cha:

    Hai cha con gặp sau tám năm xa cách. Nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc em nhận ra thì biểu lộ tình cảm rất thân thiết với ông sáu lại phải ra đi.
    Gặp con sau nhiều năm xa cách với nỗi nhớ thương nên ông sáu không kiềm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ đập của người cha, bé thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Ông sáu càng muốn gần con thì đứa con lại tỏ ra lanh nhạt, xa cách, thậm chí cự tuyệt.
    Tâm lý và thái độ ấy của bé Thu đã được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể quan sát và thuật lại rất sinh động. Lúc nghe ông Sáu gọi nó hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy đi gọi mẹ. Lúc mẹ bảo gọi ba vô ăn cơm, nó chỉ gọi trống không với ông sáu mà không chịu gọi cha. Khi trông nồi cơm cho mẹ, nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi. Sự bướng bỉnh lên đén đỉnh điểm khi nó hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó. Cuối cùng khi bị ông Sáu tực giận đánh một cái thì nó bỏ về nhà bà ngoại. Lúc xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to. Tất cả làm cho ông Sáu thấy hụt hẫng vô cùng.
    Sự ương nganh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống. Những người lớn không kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Thế nên, nó không tin ông Sáu là cha nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba nó đã được biết.
    Phản ứng tâm lý của em là hoàn toàn tự nhiên. Nó còn chứng tỏ em có cá tính manh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, một tình yêu dành cho cha. Thu vẫn còn là một đứa trẻ với tất cả nét hòn nhiên, ngây thơ của con trẻ.
    Trong buổi sang cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên nó cất tiếng gọi “ba” tha thiết. Rồi nó vụt chạy đến ôm anh Sáu, hôn ba nó cùng khắp.
    Bé Thu có sự thay đổi đột ngột ấy đã được nhà văn lí giải. Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, nó đã được bà giải thích. Sư nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật manh mẽ và hối hả có xen lẫn sự hối hận về những gì mà nó đã lỡ gây ra.

    Tình cảm ông Sáu với bé thu:

    Trở về, ước muốn lớn nhất của ông Sáu là mong gặp lại con. Nhưng khi thu vụt bỏ chạy, ông đau đớn vô cùng. Trong ba ngày phép, ông càng muốn gần gũi, yêu thương bao nhiêu thì bé Thu càng lạnh lùng, lẫn tránh. Thậm chí còn vô lễ khiến ông Sáu đau khổ vô cùng.
    Sự bướng bỉnh và cố chấp của bé Thu khiến ông không thể kiềm nổi con giận và đã đánh nó. Sau khi đánh con, ông thấy hối hận và đau xót. Ông nhận ra mình đã thiếu trách nhiệm đối với con, đã để con chờ đợi quá lâu. Ông cũng cố nghĩ về việc vì sao con bé không gọi ba nhưng đành bất lực.
    Khi bé thu nhận cha, ông vui sướng vô cùng. Niềm xúc động đã khiến ông rơi nước mắt. Lời hứa với con nhất định ông phải thực hiện được. Thế nên, lúc ở chiến khu, khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vui mừng như “đứa con được quà”. Ông dồn hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược.
    Chiếc lược ngà đã thành một vật quý giá thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, thương nhớ mong đợi của người cha với đứa con xa cách. Nhưng rồi một tình cảnh đau thương lại đến với cha con của ông Sáu. Trong một trận càn của địch, ông đã huy sinh khi chưa kịp trao vào tay đưa con gái chiếc lược ngà.
    Tình cảm gia đình trong chiến tranh chứa nhiều éo le, trắc trở nhưng rất sâu sắc mãnh liệt. Bởi lẽ, trong chiến tranh khi ranh giới giữ sự sống và cái chết rất mong manh thì tình thương trở thành điểm tựa tinh thần và là mục đích sống. Trong chiến tranh, người ta có thể mất tất cả, hi sinh tính mạng, đồng đội, đồng chí, những người thân yêu nhưng tình cảm gia đình vẫn sống mãi trong sự thiêng liêng cao quý của nó.
    Tình cảm gia đình sâu sắc gắn với tình yêu đất nước nên càng cao đẹp hơn. Con người Việt Nam trong chiến tranh trông bình thường nhưng rất cao cả. Chuyện gia đình ông Sáu là một điển hình cho nhiều gia đình Việt Nam khác trong chiến tranh đã phải gánh chịu sự chia cắt và những vết thương do nó gây ra. Nguyễn Quang Sáng đã viết nên một câu truyện có thật của dân tộc trong thời đại chống Mĩ cứu nước.
    Tác giả đã xây dựng một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý. Truyện được trần thuật theo lời của bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngợ éo le của cha con ông và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia với các nhân vật. Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
    • Kết bài:
    Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thân thiết, sâu sắc của cha con ông sáu trong hoàng cảnh éo le của chiến tranh,mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le chiên tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài làm 2:
    • Mở bài:
    Tình cảm gia đình là thứ bồi dưỡng cho tâm hồn ta trọn vẹn. Là nơi ta muốn chia sẻ niềm vui đầu tiên, là nơi ủi an, lấp đầy những khoảng không khi ta tổn thương. Là thứ chẳng thể nào thiếu trong cuộc sống của mỗi một con người. Là thứ thiêng liêng nhất, tuyệt vời nhất. Điển hình là đời sống tình cảm gia đình trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng là minh chứng rõ ràng nhất về một tình cảm thiêng liêng, đầy xúc cảm.
    • Thân bài:
    Mở đầu câu chuyện là tình cảnh tang thương của một cuộc chiến tranh khốc liệt, là khi mọi gia đình phỉa chia cắt, những người đàn ông trong nhà ra đi kháng chiến, bỏ lại đằng sau là những mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Gia đình bé Thu cũng thế, anh Sáu cũng ra đi, hơn thế nữa là ra đi khi Thu còn chưa chào đời, chưa một lần được nhìn thấy đứa con gái bé bỏng. Mỗi tháng trên chiến khu cũng sẽ được vợ lên thăm hỏi, nhưng ngại nguy nan, chưa một lần chị Sáu dám dắt con theo cùng. Cũng có nghĩa, chưa một lần hai cha con nhìn thấy nhau. Anh chỉ có thể hình dung hình dáng của con qua lời kể của vợ mỗi khi gặp mặt.
    Sau tám năm dài dằng dẵng, cuối cùng cũng được trở về, trong đầu trăm lần tưởng tượng tình cảmh lúc gặp nhau với con sẽ thế nào xúc động, nó sẽ thế nào chạy lại ôm hôn mình, vạn nhất không thể nghĩ ra khi thực sự gặp mặt, nó lại thét lên gọi má rồi chạy mất, thử hỏi làm sao anh Sáu không cảm thấy hụt hẫn. Nhưng cũng cảm thông được nỗi niềm của con, những ngày sau hết mực chiều chuộng, một mực yêu thương nó, nó vẫn như cũ không thèm gọi một tiếng “ ba”. Quá buồn bực, cuối cùng là vì hành động dại dột của nó khi hất miếng gà anh gắp cho nó như một vật gì đó rất ghê tởm đã khiến anh mất đi lý trí của mình, mà ra tay đánh nó. Là cha là mẹ, mấy ai ra tay đánh con mình mà không xót. Là đứa con dứt ruột dứt gan sinh ra, đánh nó chi bằng tự đánh bản thân còn không đau bằng. Anh vừa xót vừa hối hận, thầm nghĩ cả đời này nó cũng sẽ chẳng tha thứ cho anh, chẳng thể gọi anh là ba nữa rồi.
    Càng không thể ngờ được trước khi anh đi, nó hét lớn gọi anh là ba, còn ôm hôn anh, không cho anh đi, đòi anh ở lại với nó. Thú thật lúc đó anh đã có ý định ở lại với nó thật, nhưng sau lưng anh còn cả vận mệnh của Tổ quốc, còn niềm tin của mọi người, còn anh em trên chiến trường nơi đó. Như câu hát :” Bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng mình êm ấm.. “, anh đâu thể bỏ lại hết phía sau mà ở lại. Anh cũng chỉ đành hứa với nó sẽ trở về. Khi anh đi nó chỉ muốn anh tặng nó một chiếc lược, cũng là lý do anh ở chiến trường ngày ngày cưa từng chiếc răng lược một. Đó là chiếc lược anh vì nó mà làm ra, một chiếc lược chứa đựng mấy mươi năm tình cha sâu đậm mà từng ngày từng ngày anh đều vun đắp. Nhưng cuối cùng anh cũng không thực hiện được lời hứa sẽ trở về, ngày nó nhận được chiếc lược cũng là ngày trên chiến trường anh nằm xuống.
    Bên cạnh tình cha bao la đó của anh Sáu, là tình mẫu tử, tình yêu của người vợ đối với chồng của chị Sáu. Khi nghe tin chồng phải lên chiến trường trong khi bản thân còn bụng mang dạ chửa, chị sáu đau lòng nhưng không dám gục ngã. Chị kiên cường sinh cho anh một bé gái bé bỏng, hằng tháng lại phải trèo đèo lội suối, vượt bao khó khăn mà lặn lội lên miền Bắc thăm chồng, lại ngại nguy hiểm cho con, chẳng thể nào đem con theo cùng, bản thân chị mới là người đau khổ nhất. Tâm nguyện ý sao cho hai cha con gặp mặt, sức lại không đủ thực hiện. Chị đành ghi nhớ từ ngoại hình đến hành động của chồng lẫn con, đem kể cho người kia nghe, chỉ muốn rằng đối phương sẽ hiểu hơn, biết thêm nhiều hơn về con/ cha của mình. Ngoài ra giống như những người mẹ khác, chị cũng phải dạy dỗ, chăm sóc con, trở thành một người mẹ mẫu mực dù không có chồng kề bên.
    Với góc độ của một người mẹ mà quan sát, làm sao chị Sáu không đau lòng khi Bé Thu lại không chịu gọi anh Sáu là cha. Dốc tâm dốc sức khuyên can nó cũng không nghe, lại thấy chồng mình buồn. Người đau lòng nhất còn không phải là chị hay sao ? Cuối cùng cũng nhìn thấy hai cha con yêu thương nhau, chị không khỏi xúc động, chị cứ nghĩ rằng mình một lần nữa lại có gia đình hạnh phúc. Nhưng đời không như là mơ, kháng chiến lại một lần nữa lấy đi người chồng mà chị yêu thương nhất, lần này còn là lấy đi mãi mãi.
    Còn về phía tình cảm của đứa bé, sinh ra thiếu đi sự bảo bọc chở che của ba, lại nhận được gấp đôi tình yêu thương từ mẹ. Tuy vậy nó vẫn rất khát khao tình cảm của một người cha cho nó. Việc mẹ nó hằng ngày đều đưa ảnh ba cho nó xem, lại kể cho nó nghe ba nó như thế nào, anh dũng ra làm sao đã nuôi dưỡng cái thứ tình cảm bên trong nó ngày một lớn hơn.
    Lúc anh Sáu trở về cũng là lúc tình cảm trong lòng nó bùng nổ. Nhưng sao khác quá, đây không giống như người ba trong bức ảnh má đưa cho nó xem hằng ngày trước đây. Vết sẹo cùng thái độ quá thân mật của người đàn ông này làm nó sợ. Nó không thể chấp nhận người đàn ông nào khác làm ba nó bởi lẽ hình ảnh người ba mà nó tự vẽ trong tâm trí đã quá lớn lao, quá sâu đậm rồi.
    Những ngày sau đó hành động của nó đối với anh thật sự rất quá đáng, bởi lẽ trong tâm trí non nớt của nó, chỉ cần đối xử thật xấu, đuổi anh đi, ba nó sẽ trở lại, dĩ nhiên ở đây là người ba mà nó đã vẽ trong tâm trí nó kia kìa. Nhưng chẳng thể ngờ vậy mà lại để cho nó biết được sự thật đau đớn đó, rằng vết sẹo đó là vết tích mà chiến tranh lưu lại trên khuôn mặt người ba mà nó yêu thương, nó hối hận và muốn dùng cả cuộc đời này để bù đắp lại cho anh. Nhưng không, chiến tranh lại một lần nữa tước đoạt lấy anh khỏi nó, nó hy vọng nhận được một chiếc lược từ anh, nhưng thực ra điều nó muốn là một lần nữa nhìn thấy ba nó trở về đưa quà cho nó, được một lần nữa ôm ba vào lòng.
    Nhưng cuộc sống vốn dĩ chẳng dễ dàng khi nó nhận được chiếc lược, nhưng không phải là chính tay ba đưa cho nó, vì ba nó đã ra đi mất rồi. Nhìn dòng chữ :” Thương tặng con gái yêu của ba “ , nó tự nhắc nhở bản thân phải lớn lên làm người như thế nào, phải biết rằng ba nó có bao nhiêu tình cảm cho nó.
    • Kết bài:
    Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm đông về tình cảm gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh khốc liệt. Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi người mà ta yêu thương nhất, vùi dập những tình cảm đẹp đẽ nhất. Nhưng có một loại tình cảm dù khó khăn làm sao cũng chẳng thể dập tắt. Đó chính là tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý, đáng trân trọng và trường tồn mãi với thời gian.