Vẻ đẹp “hào khí Đông A” thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần, văn võ song toàn… Bài thơ thuật hoài tiêu biểu cho thơ văn thể hiện “hào khí Đông A”, dựng lên vẻ đẹp hùng dũng, cao cả của người trai đời Trần
    • Thân bài:
    “Hào khí Đông A”: Khí thế hào hùng của đời Trần nhưng cũng là khí thế hào hùng của cả dân tộc suốt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV dựa trên sức mạnh của tinh thần tự lập, tự cường và ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược: Tống – Nguyên – Minh.

    Thuật hoài

    Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
    Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.
    Nam nhi vị liễu công danh trái,
    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

    Dịch nghĩa:

    Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
    Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu Đẩu.
    Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
    Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

    Hai câu đầu thể hiện tư thế hiên ngang của người tráng sĩ đời Trần và sức mạnh của ba quân:

    “Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
    Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.”

    Câu 1 khắc họa hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế và hoạt động hoành sóc nghĩa là cắp ngang ngọn giáo. Người trai cầm giác đã mấy thu sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước. Tư thế ấy lại đặt trong không gian, thời gian kì vĩ của giang sơn. Dựng lên bức chân dung oai phong lẫm liệt của người trai thời loạn.

    Câu 2 khắc họa hình ảnh ba quân: tiền quân, trung quân, hậu quân. Vì thế câu thơ nói đến ba quân là muốn ca ngợi sức mạnh của toàn dân tộc. Biện pháp nói quá và thủ pháp so sánh làm nổi bậc hình ảnh ba quân lớn lao, kì vĩ.

    Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau. Thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng, ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mình để làm nên hào khí của thời đại. Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội mình, về con người và thời đại của mình. Tác giả vừa nói chính mình vừa nói tiếng nói cho cả thế hệ.

    Hai câu sau bày tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình:

    “Nam nhi vị liễu công danh trái,
    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.”

    “Công danh nam tử” Người xưa quan niệm làm trai phải có sự nghiệp, danh tiếng để lại muôn đời. Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi. Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ khí vóc được đóng góp cho đất nước, xứng đáng là kẻ làm trai. Khí vóc thật đẹp, thật cao cả.

    Câu kết bài thơ lại là nỗi thẹn cao cả của vị dũng tướng. Cách nói khiêm nhường thể hiện ý thức trách nhiệm luôn đau đáu lo cho dân, cho nước. Đây là nỗi thẹn cao cả cái thẹn làm nên nhân cách.

    Bài thơ súc tích, ít lời nhưng đã nói lên lí trí nhân sinh của kẻ làm trai: Lập công danh không phải chỉ để vinh thân phì gia mà vì dân tộc, khi đã có công danh còn phải phấn đấu vươn lên không ngừng.
    • Kết bài:
    Bài thơ tiêu biểu quy luật kết tinh nghệ thuật của nền văn học trung đại: Quí hồ tinh bất quí hồ đa. Ngôn ngữ hàm súc, hình tượng kĩ vĩ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm. Bài thơ làm sống dậy hào khí thời đại, hào khí Đông A….