Vì sao khi viết chữ bằng mực xanh đen, màu xanh của nét chữ biến thành màu đen?

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Khi bạn dùng mực xanh đen để viết chữ thì bạn sẽ thấy, lúc mới viết chữ có màu xanh, nhưng hôm sau sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đen. Tại sao vậy? Đây là kết quả của một biến đổi hoá học. Thành phần chính của mực xanh đen là tanin - sắt (II) không có màu đen mà có màu xanh nhạt, bấy giờ nét chữ viết ra sẽ không rõ lắm. Nhưng khi thêm vào mực ít phẩm màu xanh thì nét chữ sẽ có màu xanh. Vì vậy khi bạn viết chữ thì thoạt đầu nét chữ sẽ có màu xanh, đó chính là "màu gốc" của mực xanh đen. Nhưng sau một thời gian thì tanin - sắt (II) bị oxy không khí oxy hoá biến thành tanin - sắt (III). Hợp chất tanin - sắt (III) có màu đen sẽ kết tủa, bấy giờ chữ viết sẽ biến thành màu đen. Có nhiều người sau khi dùng xong đã quên đi một điều hết sức quan trọng là đậy kín nắp bình, làm như vậy ít nhất có hai điều bất lợi: Một là nước sẽ nhanh chóng bị bay hơi, mực sẽ càng ngày càng cạn, hai là thành phần tanin - sắt (II) trong mực sẽ tác dụng với oxy không khí và biến thành tanin - sắt (III) và sẽ tạo kết tủa. Kết quả là trong mực sẽ xuất hiện kết tủa, khi dùng bút sắt, bút máy để viết có thể dễ làm tắc bút, nên có khi không viết ra nét chữ. Bạn có thói quen đậy kín nút bình chưa? Nếu không bạn hãy thay đổi thói quen đi.