Vì sao phải làm "đường cho cóc xanh" và "tường bảo vệ loài chim tapi"?

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    "Đường cóc xanh" ở Mewen miền đông nước Mĩ, đó là vùng nhiều hồ nước. Ở đó có nhiều loài cóc, to nhỏ, màu sắc khác nhau sinh sống. Hằng năm vào mùa hè, cóc xanh vượt qua sông ngòi, xuyên qua các cánh đồng tụ tập đến một địa điểm để sinh sôi nảy nở. Về sau có một con đường cao tốc đi qua vùng này. Do đó cóc xanh đành phải vượt qua đường. Vì vậy ô tô cán chết rất nhiều cóc. Vì cóc giảm ít nên số lượng côn trùng có hại tăng nhanh. Hưởng ứng lời kêu gọi của các chuyên gia bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương đã căn cứ vào ý muốn của mọi người, xây dựng một con đường hầm rộng dưới đường cao tốc để cho cóc xanh có thể an toàn đi qua đó. Con đường đặc biệt này đã cứu vãn loài cóc nên người ta gọi đó là "con đường cho cóc xanh". Còn "Bức tường bảo vệ loài chim tapi" được xây dựng ở Đức. Chim tapi là một loài chim lớn ở Châu Âu. Chúng bay rất kém và thị lực cũng kém nốt. Con trưởng thành nặng 15 kg cho nên cất cánh và hạ cánh rất khó khăn. Năm mươi năm trước, chỉ có vùng Poslentengbao có 3000 con chim này, nhưng ngày nay chỉ còn sót lại 115 con, trong đó có 35 con sống ven theo đường sắt Berlin - Hannoway. Đường sắt này từ lâu đáng lẽ phải được xây dựng thành đường sắt cao tốc. Nhưng một khi nó được xây dựng sẽ làm thay đổi môi trường sống của 35 con chim tapi. Vậy nên làm thế nào? Chính quyền địa phương đã lấy ý kiến của mọi tầng lớp, và dành ra 70 triệu đồng mác để bảo vệ loài chim này. Không những thế, còn trì hoãn công trình đường sắt chậm 2 năm, đợi đến tháng 9 năm 1995, khi đàn chim non có thể bay được mới khởi công xây dựng đường sắt, đồng thời họ còn xây dựng một bức tường bảo vệ cao 3 m để loài chim đó không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do thi công gây ra. Năm 1997, tàu hoả bắt đầu chạy trên đường cao tốc, người ta hạn chế tốc độ tàu trong vòng 80 km/h, đồng thời nâng bức tường bảo vệ lên cao 7 m. Nhờ đó loài chim tapi đã được sống an toàn, sinh sản và phát triển mãi đến nay.