Vì sao phải xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên?

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo tồn hệ thống sinh thái và các loài sinh vật tự nhiên. Mục đích xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo tồn các quần thể sinh vật, các loài động thực vật quí hiếm, môi trường sinh thái nguyên thủy, di tích các sinh vật có ý nghĩa lịch sử và giá trị nghiên cứu khoa học cũng như những quần thể sinh vật có ích lớn cho môi trường để cung cấp cho khoa học nghiên cứu và giáo dục phổ biến khoa học. Dưới tiền đề không ảnh hưởng đến yêu cầu về bảo tồn thì những tài nguyên trong khu bảo tồn thiên nhiên vẫn có thể được khai thác và lợi dụng. Do đó có thể thấy xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên vừa có thể thúc đẩy nghiên cứu khoa học và sản xuất phát triển, vừa có thể gìn giữ được môi trường. Vườn quốc gia Yellowstone (Hoàng Thạch) của Mỹ là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên trên thế giới, được xây dựng năm 1971, diện tích gồm 7.988 km2. Trong công viên có hàng nghìn suối nước nóng, suối phun nước, ao bùn và các loài như gấu, hươu, trâu rừng và nhiều loài cầm thú biết bay khác. Sau khi Vườn quốc gia Yellowstone được xây dựng không lâu, thì trên thế giới các khu bảo tồn thiên nhiên mọc ra như nấm. Giữa thập kỉ 70 đến nay, cùng với việc bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng, các khu bảo tồn thiên nhiên phát triển ngày càng nhanh. Những tổ chức như cơ quan Qui hoạch môi trường của Liên hợp quốc, Cộng đồng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thiên nhiên quốc tế trực thuộc tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hợp quốc đều xây dựng những khu bảo tồn thiên nhiên tương ứng. Ngày nay trên thế giới đã có 113 nước gia nhập ủy ban quốc gia “vì con người và thế giới tự nhiên”, trong đó có 261 khu bảo tồn thiên nhiên của 66 quốc gia đã gia nhập “mạng lưới bảo tồn vành con người và sinh vật”. Ở một số nước phát triển diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đã chiếm trên 10% tổng diện tích toàn quốc. Ở Trung Quốc, khu bảo tồn thiên nhiên được hình thành khá muộn, nhưng tiến triển rất nhanh. Hiện nay, toàn Trung Quốc đã có hơn 600 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích gần 40 vạn km2, chiếm khoảng 2,3% tổng diện tích toàn quốc, trong đó có 8 khu bảo tồn như Trường Bạch Sơn ở Cát Lâm, Poscơtafeng ở Tân Cương, Ngọa Long ở Tứ Xuyên, Phàn Tịnh Sơn ở Quí Châu, Thần Nông Giá ở Hồ Bắc, thảo nguyên Cuxilincơ ở Nội Mông, núi Đỉnh Hồ ở Quảng Châu, núi Vũ Di ở Phúc Kiến đã gia nhập “mạng lưới bảo tồn vành con người và sinh vật”. Ngoài những khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, các tỉnh đều xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, tạo thành một mạng lưới bảo tồn nhiều tầng lớp phân bố khắp toàn quốc.