Viết bài văn ngắn suy nghĩ về vấn đề suy thoái đạo đức của học sinh ngày nay

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài làm 1:

    Tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh và giới trẻ hiện nay không còn là chuyện hiếm hay mới nghe, những hiện tượng trên các báo đài, mạng xã hội mà ta đã thường xuyên nghe và đọc. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên và vị thành niên, nam giới hay nữ giới). Nó đã xảy ra ở những nơi được coi có môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách xấu, lệch lạc của học sinh.

    Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ nữ sinh đánh nhau ngay trên đường phố. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì hành vi bạo lực này theo hình thức trong giới xã hội đen, giữa các băng đảng tội phạm ở những học sinh có những sai lệch chuẩn mực xã hội, hư hỏng.

    Nguyên nhân do nhiều khía cạnh khác nhau như là không chú tâm đến các bài giảng trong lớp, hiếu động vượt qua mức cho phép, tỏ ra người lớn thể hiện ta đây đòi học theo kiểu người lớn như hút thuốc, xăm hình, nói chuyện cọc lóc…, đua đòi, hổn với giáo viên và thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc xã hội.

    Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả lại chính là thái độ dửng dưng vô cảm của chính các học sinh có mặt và không tham dự các hành vi bạo lực được coi là nghiêm trọng này. Các học sinh này không chỉ đứng xem mà còn đánh hội đồng rồi quay phim, phát lên mạng để mọi người có thể cùng xem như một trò giải trí. Đó là một cách thể hiện mình bằng hành vi bạo lực cùng với một bản sắc vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá nhân và phi nhân tính.

    Người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục phát triển nhưng chưa răn đe mạnh đối với các hành vi như hiện nay. Và trong đó việc ảnh hưởng đến tinh thần con cái đó là cha mẹ học sinh chỉ lo chạy theo sức hút của tiền bạc, không còn thì giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái họ thiếu sự dạy bảo tình người.

    Hơn nữa các hình thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình gia đình gia trưởng truyền thống và quan niệm nho giáo về trật tự gia đình và xã hội, họ chỉ nói cái sai của con họ mà không nghĩ đến tâm trạng của chúng.

    Hành vi bạo lực ở đây không chỉ là sự xâm phạm thân xác con người mà còn trấn áp tinh thần của họ, đe dọa người yếu hơn mình, đòi so tài hơn thua bằng bạo lưc dẫn đến bạo lực học đường trong trường hoặc ngoài đường. Những bài học về đạo đức ở nhà trường thường khô khan và trừu tượng chỉ áp dụng vô bài học chứ không áp dụng vô thực tiễn.

    Hơn nữa, trật tự xã hội trong nhà trường cũng không tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Hoặc một số giáo viên vô lương tâm tạo cho học sinh áp lực điểm số để đì học sinh bằng cách trấn áp tinh thần, bắt ép này nọ bằng nhiều việc phi lý. Vậy chăng, còn có thể áp chế tình trạng đạo đức xuống cấp của học sinh bằng các biện pháp tốt mà nhẹ nhàng nhưng đù sức răn đe mạnh mẽ đối với học sinh đó phải cần sự đoàn kết của phụ huynh, giáo viên, nhà trường và bộ giáo dục.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài làm 2:

    Vấn đề đạo đức của học sinh là một vấn đề rất nổi bật và được bàn luận sổi nổi nhất hiện nay. Theo nhiều người đánh giá, đạo đức của học sinh hiện nay đang có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng so với những thế hệ học sinh trước đó.

    Nhưng để ta bàn luận về vấn đề đạo đức của học sinh thì chúng ta phải đạo đức là gì? Đạo đức thường được xét đến khi xã hội được cho là hỗn loạn hay thiếu chuẩn mực. Lúc đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản mới, từ đó những chuẩn mực này sẽ làm nền tảng để xây dựng nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó được cho là đạo đức xã hội.

    Để bắt đầu ta hãy nói về việc nói tục và chửi thề ở học sinh hiện nay. Bên cạnh những lời hay ý tốt thì việc nói tục chửi thề vẫn còn tồn tại ở học sinh hiện nay. Người ta thường hay nói rằng “Học ăn, học nói” nhưng tại sao? Tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp đẽ. Nó có thể biểu hiện mọi khái niệm về sự vật hoặc mọi cung bậc tình cảm của con người. Nhiệm việc của chúng ta là giữ gìn và phát huy tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.

    Có nhiều bạn trẻ dùng những từ này với mục đích lăng mạ hay sỉ nhục những người khác. Hành động này nếu lập đi lập lại ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự trọng và danh dự của những người bị sỉ nhục. Từ đó có thể làm họ bị tâm lý bức bối, ức chế, làm cho họ không thể kiểm soát bản thân. Vì vậy đã có rất nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra.

    Nhắc đến bạo lực học đường, bây giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề này. Ở lứa tuổi cắp sách đến trường rất khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích với những người xung quanh. Trước đây những cuộc tranh cãi thường là những cuộc bàn luận để giải quyết những bất đồng với nhau, để ta rút ra những kinh nghiệm để không được tái phạm, để học cách xin lỗi người khác và làm quen được những người bạn mới. Hiện giờ những bất đồng ở giới học sinh thường được giải quyết bằng bạo lực và cần sự can thiệp của pháp lực

    Học sinh học tập căng thẳng dễ dẫn đến tình trạng ức chế về tâm lý. Lòng tự trọng thường được chuyển hóa thành lòng tự ái. Kết hợp với việc ở lứa tuổi vị thành niên. Học sinh thường rất nóng nảy, suy nghĩ nông cạn, mang cái tôi của mình lên hàng đầu. Các việc này kết hợp lại, cũng như một đống củi khô, chỉ cần một tia lửa thì nó sẽ bốc cháy và gây thiệt hại lớn. Học sinh cũng vậy, chỉ cần một câu nói tục, chửi thề hay là một cái nhìn đểu thì học sinh ấy có thể đánh bạn mình bất kì lúc nào.

    Qua những hành động trên, ta có thể thấy được đạo đức của học sinh hiện nay đang bị suy thoái trầm trọng. Chúng ta đã biết đến sự tồn tại của những thói hư tật xấu này của học sinh, nhưng chưa ai đưa ra được một giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

    Vấn đề đạo đức của học sinh cũng như là một bệnh dịch, ta không có cách nào chữa trị được chúng, nhưng ta phải phòng ngừa và giảm thiểu những tác hại của chúng.

    Điều này dẫn ta đến vấn đề là ai là những người đã tạo ra và lây nhiễm những loại “bệnh dịch” này? Nhìn ở ngoài dường như những thói hư này được học sinh tự tạo ra. Nhưng nhìn sâu vào vấn đề thì ta có thể thấy được đây chính là lỗi của xã hội, của những bậc cha mẹ và của những nhà giáo dục. Họ đã dạy cho con em mình những từ ngữ nói tục, chửi thề, Những hành động bạo lực. Thường những học sinh được hỏi các bạn học những việc này ở đâu, câu trả lời thường lọt vào sự giáo dục không đúng cách của cha mẹ hay là từ những phim ảnh, sách báo.

    Vậy chúng ta có thể nào tiêu diệt hoàn toàn vấn đề tệ nạn xã hội ở học sinh hay không? Việc này là có thể nếu con người chúng ta chịu thay đổi bản thân.