Viết một đoạn văn cảm nhận ý nghĩa ba dòng sâu thơ cuối của bài “Đồng chí” của Chính Hữu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Viết một đoạn văn cảm nhận ý nghĩa ba dòng sâu thơ cuối của bài “Đồng chí” của Chính Hữu

    Điểm nhấn cuối cùng và ấn tượng nhất trong bài thơ Đồng chí động lại ở ba câu thơi cuối. Trong bức tranh ấy, nổi lên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Dù hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt với “Rừng hoang sương muối” nhưng người lính vẫn “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp cho họ vượt qua sự giá rét và oai nghiêm trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh giữa rừng khuya mà gần gũi và thân thương như một người bạn. “Đầu súng trăng treo” còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi liên tưởng phong phú, sùng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Chính Hữu đã rất thành công khi sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi và gắn bó ssau sắc với cuộc đời người lính làm hiện rõ hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt và lý tưởng cao đẹp của họ. Giữa thiên nhiên, hoàn cảnh và lý tưởng ngỡ như đối lập mà lị rất hòa hợp. Thiên nhiên tạo nền cho lý tưởng tỏa sáng. Bởi thế, càng nhìn ngắm, càng thấy đẹp đẽ. Rừng thiêng nước độc, nghĩ đến đã thấy rùng mình nhưng lại là người bạn, là căn nhà thân thiết, cùng người lính đánh giặc. Nói như nhà thơ tố Hữu: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.