Vợ chồng A Phủ (trích tập Truyện Tây Bắc) – Tô Hoài

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Vợ chồng A Phủ (trích tập Truyện Tây Bắc) – Tô Hoài

    Bài làm:

    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả: (sgk)
    2. Tác phẩm(sgk)
    a. Hoàn cảnh sáng tác

    – Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm thành công nhất trong tập truyện “Tây Bắc”
    – Năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Chuyến đi đã giúp Tô Hoài hiểu sâu sắc hơn cuộc sống, con người miền núi và để lại cho nhà văn những kỉ niệm sâu sắc, tình cảm thắm thiết với người và cảnh Tây Bắc. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế ấy.
    Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” rút từ tập “Truyện Tây Bắc” (1953).
    – Tác phẩm gồm 2 phần:
    + P1: Miêu tả cuộc đời, số phận của Mị tại nhà thống lí Pá Tra.
    + P2: Mị và A Phủ thành vợ chồng, được giác ngộ cách mạng, họ trở thành du kích đánh giặc, giải phóng quê hương.
    – Đoạn trích : phần 1: Mị và A Phủ khi ở Hồng Ngài.

    II. Tìm hiểu văn bản:

    1. Nhân vật Mỵ
    a) Cách giới thiệu nhân vật:

    – Mị là một cô gái lẻ loi âm thầm như lẫn vào các vật vô tri : cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa >< khung cảnh đông đúc, tấp nập của gia đình Pá Tra
    – Cô gái là con dâu của gia đình giàu có “ nhiều nương nhiều bạc…” >< lúc nào cũng cúi mặt, “ buồn rười rượi” . Thủ pháp tạo tình huống gây ấn tượng, gợi số phận đau khổ, éo le của Mị

    b. Mị với cuộc đời cực nhục khổ đau:

    * Trước khi về nhà thống lí – Trẻ đẹp, tài hoa, yêu đời – Khao khát tự do, hiếu thảo à Mị hội tụ những điểm tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc, chỉ vì quá nghèo, Mị không sống được cuộc đời như mình mong ước.
    * Bi kịch thân phận: vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị trở thành con dâu gạt nợ, kà nô lệ nhà thống lí Pá Tra.
    + Bên ngoài: con dâu
    + Bên trong: Con nợ (con nợ chung thân)
    Mị bị chiếm đoạt sức lao động và tuổi trẻ
    Lúc đầu : Trốn về nhà, đêm nào cũng khóc, định tự tử bằng lá ngón => đau đớn, phản kháng nhưng thương cha ® ném lá ngón => hiếu thảo.
    Một thời gian sau
    – Thể xác :Công việc nặng nhọc : xe đay, dệt vải, hái củi, bung ngô . . . . mỗi mùa mỗi năm, đầu năm, giữa năm, cuối năm…….
    – Tâm trạng :
    – Cúi mặt, mặt buồn rười rượi
    – Như con rùa trong xó cửa, khổ hơn trâu ngựa.
    Tâm hồn nguội lạnh, tê dại, cam phận như con rùa lùi lũi trong xó cửa, mặt cúi xuống, buồn rười rượi, không buồn nói năng. => tê liệt tinh thần phản kháng.
    – Mị còn chịu đau khổ về tinh thần :
    + Trình ma
    + Căn buồng kín mít đã giam hãm cuộc đời của Mị.
    – Sống trong căn buồng có ô cửa sổ bằng bàn tay
    – Sống với người mình không yêu.
    – Thân phận cực nhục, đau khổ, bị chà đạp về tinh thần, nhân phẩm, mất hết tự do.
    – “Sông lâu ….khổ rồi” Cam chịu nhẫn nhục, sống một cách vô thức.
    – Cuộc sống ngục tù, tối tăm, tuyệt vọng, nô lệ. Mị sống cam chịu, lặng câm, âm thầm, cô độc
    * Sức sống tiềm tàng:
    – Sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân
    Sức sống trỗi dậy bởi sự tác động của ngoại cảnh:
    + Mùa xuân trên Tây Bắc được miêu tả rất đẹp. Rực rỡ màu sắc “ những chiếc váy hoa…”. Rộn ràng âm thanh : tiếng cười nói…, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết…
    Ngoại cảnh đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu và hạnh phúc
    – Diễn biến tâm lý của Mỵ trong đêm tình mùa xuân:
    + Lắng nghe tiếng sáo, nhẩm thầm ® nhớ lại kỷ niệm quá khứ.
    + Tiếng sáo khơi gợi khát khao trong Mị, xuất hiện sự nổi loạn, Mị muốn đi chơi tết. Quên đi quyền lực của A Sử chứng tỏ Mị khát khao được sống trong không khí tự do của những đêm tình mùa xuân . Khi bị trói tâm hồn Mị vẫn bay theo các cuộc chơi, Mị vùng bước đi, nhưng không thể, Mị thổn thức trong đau đớn, ý thức được hiện thực của mình.
    + Uống rượu, say lịm người, quên thực tại nghiệt ngã, chỉ còn sống trong nỗi nhớ của những mùa xuân xưa
    + Hạnh phúc, nhận thức về thực tại, đột nhiên vui sướng.
    Sức sống trỗi dậy : hành động – thắp đèn cho sáng lấy váy, quấn tóc đi chơi =>Tâm lí của một người ý thức được thực tại, khao khát tự do, hạnh.
    – Niềm khao khát hạnh phúc hồi sinh, ý thức về cuộc sống vốn tiềm ẩn đã bùng cháy trong Mị . Đó chính là sức sống tiềm tàng của Mị
    – Bị A Sử trói:
    + Quên nỗi đau, bay bổng cùng tiếng sáo, sống lại quá khứ.
    + Chân muốn bước đi.
    => Khẳng định sức mạnh của sự sống, lòng ham sống, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Thân phận người phụ nữ miền núi dưới ách thống trị phong kiến.
    Sức sống của Mị vào đêm đông trên núi cao
    – Theo thói quen Mỵ ngồi sưởi lửa, lúc đầu: Ngọn lửa bùng lên, nhìn thấy A Phủ ® Mỵ dửng dưng, thản nhiên.
    – Nhìn thấy dòng nước mắt à Mỵ nhớ lại cảnh bị A Sử trói năm trước à đồng cảm, thương xót à cắt dây cởi trói cho A Phủ.
    Bừng tỉnh chạy theo A Phủ giải thoát cuộc đời của mình.
    => Mỵ chiến thắng thần quyền, cường quyền
    => Khát vọng tự do, khát vọng giải phóng con người
    Dù cho chế độ phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởng thần quyền có nhằm giết chết mọi ước mơ khát vọng nhưng từ trong sâu thẳm ý thức, cảm xúc của con người luôn tiềm ẩn, nếu có cơ hội sẽ bùng lên mãnh liệtà nhân đạo.
    * Nghệ thuật miêu tả tâm trạng:
    Dùng vẻ bề ngoài và hành động để làm nổi bật nội tâm:
    + Lúc đầu: thản nhiên, dửng dưng, lãnh đạm.
    + Sau đó: thấy dòng nước mắt của A Phủ, dòng nước mắt vô tình mà hữu ý đã hồi sinh trái tim đầy thương tích của Mị , Mị bắt đầu suy nghĩ, thấy đồng cảm, thấu rõ tội ác của thống lí Pá Tra.
    + Hành động: Cởi trói cho Phủ, Mị đứng lặng trong bóng tối, Mị hốt hoảng rồi vụt chạy theo A Phủ.
    Lòng thương người đã chiến thắng nỗi sợ trong Mị, sau khi giải cứu A Phủ, Mị quyết định chạy theo anh là hành động thể hiện logic tâm lí tất yếu. Khát vọng sống đã thôi thúc Mị giải cứu A Phủ và giải phóng mình thoát khỏi kiếp sống trâu ngựa dưới ách áp bức bóc lột. Đó là giá trị nhân đạo của tp.

    2. Nhân vật A Phủ:

    a. lai lịch
    – Lúc nhỏ: Bất hạnh
    + Cha mẹ, anh em đều chết vì bệnh đậu mùa
    + Bản thân bị người làng bán đổi lấy thóc
    – Trưởng thành chịu nhiều thiệt thòi đau đớn
    + Khỏe mạnh, lao động giỏi, cần cù chịu khó nhưng nhà nghèo không lấy được vợ
    + Khao khát hạnh phúc : mùa xuân đi chơi xuân để tìm bạn nhưng lại bị bắt, bị đánh
    + Bị làng phạt vạ, phải làm nô lệ cho nhà thống lí
    + Bị Pá Tra trói đứng vào góc nhà.
    A Phủ cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi. Lời kể của nhà văn về lai lịch cuộc đời của A Phủ ngắn gọn nhưng lại có sức tố cáo bộ mặt của giai cấp thống trị miền núi đẩy người lao động vào tình cảnh cùng cực

    b/ Tính cánh

    – Lúc nhỏ : A Phủ tỏ ra bướng bỉnh bị bán…không chịu ở cánh đồng, A Phủ trốn lên núi” Đó là tiền đề tạo nên tính cách gan góc sau này của A Phủ
    – Trưởng thành: A Phủ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, bất chấp quyền lực của giai cấp thống trị
    – A Phủ đánh A Sử
    – Bị đánh A Phủ chỉ trơ như tượng đá, bị trói chỉ im lặng
    – Thái độ tuyệt vọng “ dòng nước mắt lấp lánh…”. Một con người khỏe mạnh như A Phủ đã phải nhỏ những giọt nước mắt đau xót trước hiện thực phủ phàng.
    Đoạn văn miêu tả cảnh A Phủ bị trói biểu hiện tập trung tính cách, sự bất lực của A Phủ trước cường quyền
    Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt : kể lai lịch, số phận
    Miêu tả ngoại hình, hành động để khắc họa tình cách, tâm lí nhân vật
    – Có khát vọng sống mạnh mẽ: được cởi trói A Phủ khuỵu xuống nhưng ý thức về sự sống khiến A Phủ quật dậy, vùng lên chạy
    à Thân phận của kẻ nghèo hèn bị áp bức, bóc lột, A Phủ kiên cường gan góc tuy bất lực trước cường quyền nhưng vẫn ẩn chứa một khát vọng sống mãnh liệt

    3/ Cha con thống lí

    – Tàn ác lạnh lùng:
    + Bắt Mị về làm dâu
    + Xử phạt A Phủ nặng nề, biến A Phủ thành nô lệ
    + Trói đứng Mị và A Phủ ở góc nhà
    – Dùng cường quyền, thần quyền để cai trị người dân:
    + Cúng trình ma nhận mặt con dâu và người vay nợ
    + Xử phạt vạ theo lệ làng
    ác giả tố cáo giai cấp thống trị miền núi, dùng cường quyền, thần quyền chà đạp lên cuộc sống người dân
    Xây dựng nhân vật Pá Tra và A Sử tác giả tập trung miêu tả hành động , ngôn ngữ, đặc biệt là sử dụng những ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, mang sắc thái địa phương nhằm bóc trần bản chất của nhân vật
    4.Vài nét về nghệ thuật.
    – Khắc hoạ tính cách nhân vật sinh động, có cá tính. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
    – Tả cảnh đặc sắc.
    – Nghệ thuật kể chuyện.
    – Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo.
    – Kể chuyện uyển chuyển, sáng tạo.
    – Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật logic.
    – Xây dựng được tình huống điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
    – Miêu tả cụ thể phong tục, tập quán, bản sắc vùng Tây Bắc.

    III/Ý nghĩa văn bản

    Thông qua số phận và cuộc đời khổ nhục của Mỵ và A Phủ, tác giả đã tố cáo tội ác dã man của giai cấp thống trị đối với người dân miền núi, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó đề cao khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, khát vọng sống, khát vọng tự do của con người.

    IV/ Tổng kết:

    + Giá trị hiện thực: Tố cáo xã hội phong kiến miền núi độc ác và dã man. Tố cáo tư tưởng thần quyền.
    + Giá trị nhân đạo: Phát hiện và khẳng định sức sống mãnh liệt của Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tự do của con người.