Xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
    • Mở bài:
    Thành công của nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng là đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, gây cấn, loi cuốn người đọc. Từ đó bộc lộ được chủ đề câu chuyện. Xung đột xảy ra ở nhân vật ông Hai là mối quan hệ giữa tình yêu làng của một “thôn dân” và tình yêu nước của một “công dân”.
    • Thân bài:
    Yêu làng là tình cảm tự nhiên của người dân nơi thôn dã. Làng có nhiều cái đẹp, cái tốt thì lại càng đáng yêu hơn nữa. Yêu làng là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước, vì làng là đơn vị hành chính cấp cơ sở để làm nên nhà nước. Từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người dân Việt, hồn làng cũng là hồn nước.
    Với ông Hai, điều trớ trêu là cái làng ông yêu đã có tin đồn theo giặc. Nếu tiếp tục yêu làng thì có nghĩa là thành người “phản bội” với đường lối kháng chiến. Vì lòng trung thành với cách mạng, ông đã “rứt ruột” bỏ làng, làng đã theo giặc thì đành lòng mà bỏ làng vậy.
    Cuối cùng, làng Chợ Dầu theo giặc chỉ là tin đồn thất thiệt. Ông Hai lại thanh thản yêu làng, từ hào về làng, lấy đó làm động lực cách mạng cho chính mình.
    • Kết bài:
    Qua tình huống truyện, nhà văn phát hiện những chuyển biến mới trong tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Từ tình yêu làng cố hữu, những người nông dân dần thức ngộ trách nhiệm công dân đối với đất nước. Từ đó có những hành động ý nghĩa, góp phần vào việc bảo vệ đất nước.