Ý nghĩa sâu xa trong câu tục ngữ: Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Ý nghĩa sâu xa trong câu tục ngữ: Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau


    19.jpg
    Bài học làm người trong câu tục ngữ: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​


    • Mở bài:
    Sống trong bất cứ xã hội nào con người cũng luôn luôn giao tiết ứng xử với nhau. Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh gắn kết con người với cộng đồng và thực hiện các hoạt động sống một cách hiệu quả. Nó cũng có thể gây ra mâu thuẫn xã hội hoặc những tổn thương đối với người khác. Vì thế, ta phải trân trọng khi dùng lời nói để đảm bảo sự đoàn kết, nhân ái và đat được mục đích giao tiếp, ứng xử. Nhằm khuyên nhủ ta biết sử dụng lời nói đúng đắn, người xưa có câu:

    Lời nói chẳng mất tiền mua
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
    • Thân bài :
    Ý nghĩa câu ca dao:

    Lời nói là sản phẩm của hoạt động nói của con người trong giai tiếp, trao đổi thông tin với nhau trong đời sống hằng ngày. Lời nói chính là ngôn ngữ giao tiếp tồn tại dưới dạng nói.
    Lựa lời mà nói nghĩa là khi nói phải biết suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với người nghe và hoàn cảnh giao tiếp. Nen nói lời tốt đẹp, có vai trò gắn kết mối quan hệ tốt đẹp. Không nên nói những lời khó nghe, làm tổn hại đến người khác.
    Ý nghĩa: Khi trao đổi, giao tiếp với nhau ta nên dùng lời nói ôn hòa, lịch sự để cho người nghe được hài lòng, vừa ý để mục đích giao tiếp đạt hiệu quả cao. Ta phải nói năng hòa nhã lịch sự để tạo tinh thần ái khi giao tiếp. Câu ca dao chính là bào học về cách đối xử nhân thế.

    Tại sao khi giao tiếp ta phải lựa lời nói cho vừa lòng nhau?

    Xã hội con người là xã hội có tổ chức, có văn hóa và những ràng buộc nhất định. Trong đó có quan hệ giữa con người với con người. Nhờ có lời nói mà con người có thể dễ dàng truyền đạt thông tin tiến hành các hoạt động sống và gắn két tình cảm với nhau.
    Con người sống có tình cảm và lí trí. Để tạo và giữ mối quan hệ tốt đẹp thì ta phải “lựa lời” – chọn lời hay, ý đẹp để người nghe không phật ý, để người nghe vui lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, từ đó thuận lòng hợp tác với nhau.
    Biết lựa lời khi nói thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người khác. Lời nói khiếm nhã, thô lỗ không chỉ làm mất tình cảm, sự đoàn kết mà còn gây ra mâu thuẫn, xung dột, thù ghét lẫn nhau, dẫn đến những hậu quả khó lường.
    Biết cách đối nhân sử thế là bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống đồng thời quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, văn minh lịch sự. Chẳn hạn khi bạn bè thật tình khuyên bảo sửa sai cho nhau bằng những lời nhẹ nhàng diệu dàng sẽ dễ dàng tiếp nhận những lời góp ý đó….

    Cần nói năng như thế nào cho thật đúng đắn?

    Không nên dùng những lời lẽ cộc cằn, thô tục, thiếu thiện chí, không phù hợp vói đối tượng. Phải biết “học ăn, học nói, học gói, học mở” để có trình độ văn hóa, có thái độ giao tiếp ứng sử văn minh lịch sự. Dù không phải tốn tiền mua lời nói nhưng lời nói của ta phải phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm giá của ta.
    Lựa lời phải khác với thái độ xuê xoa, không thẳng thắng khuyên bảo nhau hay a dua, xu nịnh để vừa lòng người khác là không nên. Lựa lời không phải là dùng những lời nói văn hoa, tuy nghe hay, đẹp nhưng không hữu ích gì. Cũng cần tránh nói những lời khó hiểu, mơ hồ. Lựa lời cũng không nên đặt điều, mưu lợi cá nhân, hãm hại người khác.
    Trong cuộc sống, để có thể thành công trong giao tiếp, cần nói lời đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu, trong sáng, lành mạnh đúng với chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Cần làm cho tiếng Việt của chúng ta ngày càng phát huy được sức mạnh trong đời sống dân tộc.
    • Kết bài:
    Câu ca dao đã để lại cho ta bài học sâu sắc và ý nghĩa về lời ăn tiếng nói. Nó nhắc nhở ta biết làm chủ lời nói, làm chủ bản thân, hướng đến người khác, hướng đến cộng đồng trong khi nói. Đó cũng là lời khuyên về cách ứng xử trong cuộc sống và cũng là phương thức giúp ta thành công trong cuộc sống. Bản thân rèn luyện tu dưỡng đạo đức, văn hóa để nhân cách con người trở nên trong sáng, văn minh, lịch sự hơn.