Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - GDCD 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    A. Kiến thức trọng tâm
    1. Thông tin, sự kiện: "Tình hình tôn giáo ở Việt Nam"

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    a) Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết.
    • Phật giáo (đạo phật)
    • Thiên chúa giáo (đạo thiên chúa)
    • Cao đài
    • Hòa hảo
    • Tin lành
    • Hồi giáo
    b) Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
    • Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào…
    c) Thế nào là mê tín dị đoan? Tại sao phải chống mê tín dị đoan?
    • Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng…
    d) Pháp luật của Nhà nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng?
    • Công dân có quyền theo hoặc không theo một tin ngưỡng hay tôn giáo nào
    • Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa.
    • Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở.
    e) Theo em, tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào?
    • Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo có hệ thống tổ chức, sùng bái thần linh và hình thức lễ nghi..
    • Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng…
    2. Nội dung bài học

    * Khái niệm:
    • Tín ngưỡng là lòng tin vào một điều gì đó thần bí
      • Ví dụ: Tin vào thần linh, thượng đế…
    • Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức…
      • Ví dụ: Đạo phật, thiên chúa giáo…
    • Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, thậm chí dẫn đến kết quả xấu.
      • Ví dụ: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.
    * Quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là:
    • Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
    • Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa.
    • Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở.
    * Trách nhiệm chúng ta:
    • Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ…
    • Không được bài kích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
    • Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
    Bài tập a: Theo em, người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không ?

    Hướng dẫn giải:
    Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Các tôn giáo cụ thể còn được gọi là Đạo (đạo phật, đạo thiên chúa, đạo tin lành…).

    Từ khái niệm ta nhận định rằng: Người có Đạo tức là người có theo tôn giáo. Mà người theo tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng. Do đó, người đó có tín ngưỡng.

    Bài tập b: Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

    Hướng dẫn giải:
    • Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo có hệ thống tổ chức, sùng bái thần linh và hình thức lễ nghi..
    • Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng…
    Bài tập c: Những hành vị như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn gỉáo ? Cho ví dụ.

    Hướng dẫn giải:
    Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

    • Không tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo
    • Không tôn trọng các nơi thờ tự của các tín nguỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ...
    • Bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
    Bài tập d: Chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước ta đã quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ?

    => Xem hướng dẫn giải
    Bài tập đ: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ?

    Hướng dẫn giải:
    Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo, đã có những chủ trương, chính sách thích hợp với tôn giáo trong từng thời kì.

    - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII:

    • Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân.
    • Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
    • Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.
    • Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan, chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu.
    • Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí...
    - Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định:

    • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật
    • Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
    • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
    Bài tập e: Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín dị đoan ?

    (1) Xem bói ;

    (2) Xin thẻ ;

    (3) Lên đồng ;

    (4) Yểm bùa ;

    (5) Cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao ;

    (6) Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên ;

    (7) Đi lễ chùa ;

    (8) Đi lễ nhà thờ.

    Hướng dẫn giải:
    Những hành vi thể hiện sự mê tín dị đoan:

    1) Xem bói ;

    (2) Xin thẻ ;

    (3) Lên đồng ;

    (4) Yểm bùa ;

    (5) Cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao ;

    Bài tập g: Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không ? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó?

    Hướng dẫn giải:
    Theo em, học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Điều đó được thể hiện qua những hành động như trước hôm đi thi không ăn trứng mà nên ăn đậu để làm được bài đạt điểm cao. Hay đi thi ra khỏi cổng gặp con gái là xui xẻo. Hay đi cầu khấn xin bùa, xin bút viết để được điểm cao…

    Hầu hết, những mê tín đó các bạn đều học từ bạn bè, người xung quanh hoặc bố mẹ. Vì vậy, để khắc phục hiện tượng này, người lớn nên giải thích cho các con hiểu hơn thế nào là mê tín dị đoan để các em có lối sống lành mạnh, sống có văn hóa, có kiến thức.