Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (ccc) - Hình học 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Chú ý vẽ tam giác biết ba cạnh:
    Để vẽ được \(\Delta ABC\) khi biết ba cạnh, độ dài mỗi cạnh phải nhỏ hơn tổng độ dài hai cạnh kia.

    2. Trường hợp bằng nhau: Cạnh-Cạnh-Cạnh:
    Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau.

    Nếu \(\Delta ABC\) và \(\Delta A'B'C'\) có:

    \(\begin{array}{l}AB = A'B'\\AC = A'C'\\BC = B'C'\end{array}\)

    Thì \(\Delta ABC = \Delta A'B'C'\,\,(c.c.c)\)

    Ví dụ 1: Cho hai tam giác ABC và ABD có AB=BC=CA=4cm, AD=BD=2cm (và D nằm khác phía đối với AB).

    Chứng minh rằng \(\widehat {CAD} = \widehat {CBD}\)

    Giải

    [​IMG]

    \(\Delta CAD\) và \(\Delta CBD\) có AB cạnh chung

    AC = BC (gt)

    AD = BD (gt)

    Do đó \(\Delta CAD = \Delta CBD\,\,(c.c.c)\)

    Suy ra \(\widehat {CAD} = \widehat {CBD}\) (hai góc tương ứng)

    Ví dụ 2: Cho hình vẽ bên. Tìm chỗ sai trong bài làm sau đây của một học sinh.

    \(\Delta {\rm{EFG = }}\Delta {\rm{HGF}}\,\,{\rm{(c}}{\rm{.c}}{\rm{.c)}}\)

    Suy ra \(\widehat {{F_1}} = \widehat {{F_2}}\) (góc tương ứng)

    Nên FG là tia phân giác của góc EFH

    Giải

    [​IMG]

    Trong bài làm của học sinh, suy luận sau là sai:

    \(\Delta {\rm{EFG = }}\Delta {\rm{HGF}}\,\,(c.c.c)\)

    Suy ra \(\widehat {{F_1}} = \widehat {{F_2}}\). Sai ở chỗ suy ra \(\widehat {{F_1}} = \widehat {{F_2}}\) vì \(\widehat {{F_1}} = \widehat {{F_2}}\) không phải là hai góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau nói trên, do đó không suy ra được FG là tia phân giác của \(\widehat {{\rm{EF}}H}.\)

    Ví dụ 3: Cho đoạn thẳng MN. Vẽ cung tròn tâm. M bán kính MN và cung tròn tâm N bán kính NM, chúng cắt nhau ở E, F. Chứng minh rằng:

    a, \(\Delta MNE = \Delta MNF\)

    b, \(\Delta MEF = \Delta NEF\)

    Giải

    [​IMG]

    a, Xét \(\Delta MNE\) và \(\Delta BNF\) có MN cạnh chung

    ME = MF (=MN, bán kính)

    NE = NF (=NM, bán kính)

    Vậy \(\Delta MNE = \Delta MNF\,\,\,(c.c.c)\)

    b. Xét \(\Delta MEF\)và \(\Delta NEF\) có EF cạnh chung

    ME = NE (=MN)

    MF=NF(=MN)

    Vậy \(\Delta MEF = \Delta NEF\,\,(c.c.c)\)


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Cho tam giác ABC. Vẽ cung tròn tâm A bán kính bằng BC, vẽ cung tròn tâm C bán kính bằng BA, chúng cách nhau giữa ở D (D và B nằm khác phía đối với AC). Chứng minh rằng: AD // BC.

    Giải

    [​IMG]

    Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta CDA\) có AC cạnh chung

    AB = CD (gt)

    BC = DA (gt)

    Nên \(\Delta ABC = \Delta CDA\,\,(c.c.c)\)

    Suy ra \(\widehat {ABC} = \widehat {CAD}\) (góc tương ứng)

    Hai đường thẳng AC, BC tạo với AC hai góc so le.

    Bài 2: Tam giác ABC có AB = AC. M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM vuông góc với BC.

    Giải

    [​IMG]

    Tam giác AMB là tam giác AMC có:

    AM cạnh chung

    AB=AC (gt)

    MB = MC (M trung điểm BC)

    Nên \(\Delta AMB = \Delta AMC\,(c.c.c)\)

    Suy ra \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC}\) (góc tương ứng)

    Ta lại có \(\widehat {AMB} + \widehat {AMC} = {180^0}\)

    Nên \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC} = {90^0}\)

    Vậy \(AM \bot BC.\)