Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Luyện tập - Hình học 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Đường trung tuyến của tam giác:
    Đoạn thẳng AM đối đỉnh A của tam giác ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến.

    Đường thẳng AM cũng gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC.

    Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến

    [​IMG]

    2. Tính chất ba đường trung điểm của tam giác:
    Định lý:

    Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm.

    Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\frac{2}{3}\) độ dài trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

    Giao điểm của ba đường trung tuyến được gọi là trọng tâm của tam giác.

    Ví dụ 1: Cho hai đường thẳng x’x và y’y cắt nhau ở O. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho A nằm giữa O và B, AB = 20A. Trên y’y lấy 2 điểm L và M sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng LM. Nối B với L, B với M và gọi là P là trung điểm của đoạn thẳng MB, Q là trung điểm của đoạn thẳng LB. Chứng minh các đoạn thẳng LP và MQ đi qua A.

    Giải

    [​IMG]

    Ta có O là trung điểm của LM (gt)

    Suy ra BO là đường trung tuyến của \(\Delta BLM\,{\,^{(1)}}\)

    Mặt khác BO = BA + AO vì A nằm giữa O, B hay BO = 2AO + AO = 3AO vì AB =2AO (gt)

    Suy ra \(AO = \frac{1}{3}BO\,\,hay\,\,BA = \frac{2}{3}BO{\,^{\,(2)}}\)

    Từ (1) và (2) suy ra A là trọng tâm của \(\Delta BLM\) (tính chất của trọng tâm)

    Mà LP và MQ là các đường trung tuyến của \(\Delta BLM\) vì P là trung điểm của đoạn thẳng MB (gt) và O là trung điểm của đoạn thẳng LB (gt)

    Suy ra các đoạn thẳng LP và MQ đều đi qua A (tính chất 3 đường trung tuyến).

    Ví dụ 2: Cho \(\Delta ABC\) có BM, CN là hai đường trung tuyến cắt nhau tại G. Kéo dài BM lấy đoạn ME = MG. Kéo dài CN lấy đoạn NF = NG. Chứng minh:

    a. EF = BC

    b. Đường thẳng AG đi qua trung điểm BC.

    Giải

    [​IMG]

    a. Ta có BM và CN là 2 đường trung tuyến cặp nhau tại G nên G là trọng tâm \(\Delta ABC \Rightarrow GC = 2GN\)

    Mà \(FG{\rm{ }} = {\rm{ }}2GN \Rightarrow GC = GF.\)

    Tương tự BG, GE và \(\widehat {{G_1}} = \widehat {{G_2}}\) (đđ). Do đó \(\Delta BGC = \Delta EGF\,\,(c.g.c)\)

    Suy ra BC = EF

    b. G là trọng tâm nên AG chính là đường trung tuyến thứ ba trong \(\Delta ABC.\)

    Nên AG đi qua trung điểm của BC.

    Ví dụ 3: Kéo dài trung tuyến AM của \(\Delta ABC\) một đoạn thẳng MD có độ dài bằng \(\frac{1}{3}\) độ dài AM. Gọi G là trọng tâm của \(\Delta ABC\). So sánh các cạnh của \(\Delta BGD\) với các trung tuyến của \(\Delta ABC.\)

    Giải

    [​IMG]

    Gọi N, P lần lượt là trung điểm của AC, AB.

    Ta có AM, BN, CP cắt nhau tại G(tính chất đường trung tuyến) và có

    \(BG = \frac{2}{3}BN;CG = \frac{2}{3}CP;AG = \frac{2}{3}AM.\)

    \(\begin{array}{l}\Delta BMG = \Delta CMD\,\,(c.g.c) \Rightarrow GB = DC\\\Delta GMC = \Delta DMB\,\,(c.g.c) \Rightarrow GC = DB\end{array}\)

    Xét \(\Delta BGD\) và \(\Delta CDG\) có:

    GB = DC

    BD = DG

    GD cạnh chung

    Nên \(\Delta BGD = \Delta CDG\,(c.c.c) \Rightarrow BD = CG = \frac{2}{3}CP\)

    Ta cũng có: \(GD = \frac{2}{3}AM\)

    Ta có \(\Delta BGD\) có các cạnh lần lượt bằng \(\frac{2}{3}\) các trung tuyến của \(\Delta ABC\)


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Cho \(\Delta ABC\). Trên cạnh BC lấy điểm T sao cho \(TB = \frac{2}{3}BC\). Trên tia đối của tia CA lấy điểm D sao cho CD = CA. Đường thẳng DT cắt cạnh AB tại E. Chứng minh EA = EB.

    Giải

    [​IMG]

    Trong \(\Delta ABD\) có: BC là trung tuyến vì CA = CD.

    Và \(TB = \frac{2}{3}BC,\) do đó T là trọng tâm của \(\Delta ABD\).

    Suy ra DT là đường thẳng chứa trung tuyến xuất phát từ D nên phải qua trung điểm E của AB.

    Vậy EA = EB.

    Bài 2: Cho \(\Delta ABC\), AC > AB. Gọi BE và CD là các trung tuyến.

    Chứng minh: CD > BE.

    Giải

    [​IMG]

    Gọi F là trung tuyến của BC thì ba đường trung tuyến AF, BE, CD cắt nhau ở M. Vì AC > AB nên \(\widehat {{F_1}} > \widehat {{F_2}}\) (do \(\Delta AFB\) và \(\Delta AFC\)có AF cạnh chung, FB = FC và AC > AB)

    Từ \(\widehat {{F_1}} > \widehat {{F_2}}\)từ hai tam giác MFB và MFC có: MF cạnh chung, FB = FC ta suy ra MC > MB.

    Hay \(\frac{2}{3}CD > \frac{2}{3}BE.\) Vậy CD > BE.

    Bài 3: Cho \(\Delta ABC,BC = a,CA = b,AB = c.\) Kẻ trung tuyến AM. Đặt \(AM = {m_a}.\)

    Chứng minh rằng: \(\frac{{b + c - a}}{2} < {m_a} < \frac{{b + c}}{2}\)

    Giải

    [​IMG]

    Với \(\Delta AMB\) ta có: AM + MB > AB (1)

    Với \(\Delta AMC\) ta có: AM + MC > AC (2)

    Cộng từng vế ta được: 2AM+(BM+MC)>AB+AC

    Hay \(2{m_a} + a > b + c\)

    Suy ra \({m_a} > \frac{{b + c - a}}{2}\,{\,^{(1)}}\)

    Theo bài 411, ta được: \({m_a} < \frac{{b + c}}{2}\,{\,^{(2)}}\)

    Từ (1) và (2) ta được: \(\frac{{b + c - a}}{2} < {m_a} < \frac{{b + c}}{2}\)