Bài 6: Tam giác cân - Hình học 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Định nghĩa:
    Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

    2. Tính chất:
    Trong một tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau.

    * Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân

    * Tam giác vuông cân là tam giác vuông hai cạnh góc vuông bằng nhau.

    3. Tam giác đều:
    Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

    Hệ quả:

    * Trong tam giác đều, mỗi góc bằng \({60^0}\)

    * Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.

    * Nếu một tam giác cân có một góc bằng \({60^0}\) thì tam giác đó là tam giác đều.

    Ví dụ 1: Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat A = {50^0}\)

    a. Tính \(\widehat B,\,\,\widehat C\)

    b. Lấy điểm D thuộc cạnh AB, điểm E thuộc cạnh AC sao cho AD = AE. Chứng minh rằng DE // BC.

    Giải

    [​IMG]

    a. Ta có:

    \(\begin{array}{l}\widehat B = \,\,\widehat C = \frac{{{{180}^0} - \widehat A}}{2} = \frac{{{{180}^0} - {{50}^0}}}{2}\\ = \widehat B = \,\,\widehat C = {65^0}\,{\,^{(1)}}\end{array}\)

    b. AD = AE nên \(\Delta ADE\) cận tại A

    Suy ra \(\,\widehat {ADE} = \frac{{{{180}^0} - \widehat A}}{2} = \frac{{{{180}^0} - {{50}^0}}}{2} = {65^0}\,{\,^{(2)}}\)

    Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat B = \widehat {ADE}\)

    Vậy DE // BC (hai góc đồng vị bằng nhau)

    Ví dụ 2: Cho tam giác cân tại A. Gọi D là trung điểm của AC, gọi E là trung điểm của AB. So sánh các độ dài BD và CE.

    Giải

    [​IMG]

    Xem hình vẽ:

    Cách 1: \(\Delta ABD\) và \(\Delta ACE\) có:

    AB = AC (gt)

    \(\widehat A\) chung

    Nên \(\Delta ABD = \Delta ACE\,\,(c.g.c)\)

    Suy ra BD = CE.

    Cách 2: \(\Delta BDC\) và \(\Delta CEB\) có

    CD = BE (gt)

    \(\widehat B = \widehat {C\,}\,(gt)\)

    BC cạnh chung

    Nên \(\Delta BDC = \Delta CEB\,\,\,(c.g.c)\)

    Suy ra BD = CE

    Ví dụ 3: Cho \(\Delta ABC\) cân tại A và có \(\widehat B = 2\widehat A\) phân giác của góc B cắt AC tại D.

    a. Tính các góc của \(\Delta ABC\)

    b. Chứng minh DA = DB

    c. Chứng minh DA = BC

    Giải

    [​IMG]

    a. Ta có \(\widehat {A\,} + \widehat {B\,} + \widehat {C\,} = {180^0}\)

    mà \(\Delta ABC\)cân tại A, có \(\widehat B = 2\widehat A\), nên:

    \(\widehat {A\,} + 2\widehat {A\,} + \widehat {A\,} = {180^0}\)

    Thay \(5\widehat {A\,} = {180^0} \Rightarrow \widehat {A\,} = {36^0}\)

    Nên \(\widehat {B\,} = \widehat {C\,} = 2\widehat {A\,} = {72^0}\)

    b. Ta có: \(\widehat {DBA} = \frac{1}{2}\widehat B = {36^0}\) (BD phân giác \(\widehat B\))

    mà \(\widehat {A\,} = {36^0}\) nên \(\widehat {A\,} = \widehat {DBA}\)

    Suy ra \(\Delta ABD\) cân tại D

    Vậy \(DA = DB{\,^{\,(1)}}\)

    c. Ta có: \(\widehat {BDC}\) là góc ngoài tại D của \(\Delta ABD\) nên

    \(\widehat {BDC} = \widehat {DBA} + \widehat A = {36^0} + {36^0} = {72^0}\)

    Mà \(\widehat C = {72^0}\) suy ra \(\Delta DBC\) cân tại B

    Nên BD = BC (2)

    Từ (1) và (2) suy ra AD = BC.


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Cho hai đường thẳng x’x và y’y song song và một đường thẳng cắt x’x tại M và y’y tại N. Trên đường thẳng y’y lấy hai điểm E, F ở về hai phía của N sao cho NE=NF=NM. Chứng minh:

    a. ME, MF là hai tia phân giác của hai góc \(\widehat {xMN}\) và \(\widehat {x'MN}\)

    b. \(\Delta M{\rm{EF}}\) là tam giác vuông

    Giải

    [​IMG]

    Ta có: MN=NF (gt)

    Nên \(\Delta M{\rm{NF}}\)cân tại N

    \( \Rightarrow \widehat {{M_1}} = \widehat {{F_1}}\)

    Mà \(\widehat {{F_1}} = \widehat {{M_2}}\)(x’x // y’y và là 2 góc so le trong)

    Suy ra \(\widehat {{M_1}} = \widehat {{M_2}}\)nên MF là phân góc của \(\widehat {xMN}\)

    Chứng minh tương tự ta được ME là phân giác của \(\widehat {xMN}\)

    b. Theo chứng minh trên thì ME và MF là hai tia phân giác của hai góc kề bù\(\widehat {xMN}\) và \(\widehat {xMN}\) nên \(ME \bot MF\)

    Vậy \(\Delta M{\rm{EF}}\) vuông tại M.

    Bài 2: Cho tam giác cân ABC (AB=AC) trên tia đối của tia BC lấy điểm D và trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE = BD. Nếu A với D và A với E.

    a. So sánh \(\widehat {ABD}\) và \(\widehat {ACE}\)

    b. Chứng minh \(\Delta ADE\) cân.

    Giải

    [​IMG]

    a. Ta có:

    \(\widehat {ABD}\) và \(\widehat {ABC}\) là hai góc kề bù

    Suy ra \(\widehat {ABD} + \widehat {ABC} = {180^0}\)

    Hay \(\widehat {ABD} = {180^0} - \widehat {ABC}\)

    Tương tự, ta cũng có:

    \(\widehat {ACE} = {180^0} - \widehat {ACB}\)

    Mà \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\) (t/c tam giác cân)

    Suy ra \(\widehat {ABD} = \widehat {ACE}\)

    b. Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta ACE\) có:

    BD = CE (gt)

    \(\widehat {ABD} = \widehat {ACE}\) (cmt)

    BA = CA (gt)

    Nên \(\Delta ABD = \Delta ACE\,\,(c.g.c)\)

    Suy ra AD = AE

    Vậy \(\Delta ADE\) cân tại A.

    Bài 3: Cho \(\Delta ABD,\,\widehat B = 2\widehat D\), kẻ \(AH \bot BD\,\;(H \in BD)\)

    Trên tia đối của tia BA lấy BE = BH. Đường thẳng EH cắt ED tại F. Chứng minh: FH = FA = FD.

    Giải

    [​IMG]

    \(\Delta BEH\) cân vì có

    BH = BE (gt)

    \(\widehat {ABD} = 2\widehat {{H_1}}\) (góc ngoài)

    Hay \(\widehat {ABD} = 2\widehat {{H_2}}\,(\widehat {{H_1}} = \widehat {{H_2}}\) là hai góc đối đỉnh)

    Mà \(\widehat {ABD} = 2\widehat D\)

    Nên \(\widehat {{H_1}} = \widehat D\)

    Vậy \(\Delta FHD\) cân tại F nên FH = FD (1)

    \(\Delta AHD\) có \(\widehat A = {90^0} - \widehat D\)

    Lại có \(\widehat {AHF} = {90^0} - \widehat {{H_2}} = {90^0} - \widehat D\)

    Vậy \(\widehat {A\,} = \widehat {AHF},\) nên \(\Delta AHF\)cân tại F

    Nên FA = FH (2)

    Từ (1) và (2) suy ra: FH = FA = FD