Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) - Đại số 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Đồ thị của hàm số:
    Đồ thị của hàm số \(y=f(x)\) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng toạ độ.

    2. Đồ thị của hàm số \(y = {\rm{ax(a}} \ne {\rm{0)}}\)
    • Đồ thị của hàm số \(y = {\rm{ax}}\,\,\,{\rm{(a}} \ne {\rm{0)}}\) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
    [​IMG]

    Trường hợp: a>0

    Ví dụ 1:
    Xác định hệ số a của hàm số y = ax trong mỗi trường hợp sau:

    a. Đồ thị của hàm số đi qua điểm A(1;3).

    b. Đồ thị của hàm số đi qua điểm B(-2;1).

    Cho biết hàm số trong mỗi trường hợp trên đi qua góc phần tư nào của hệ trục toạ độ, tại sao?

    Hướng dẫn giải:
    a. Hàm số đi qua điểm A(1;3) nên ta có:

    \(3 = a.1 \Rightarrow a = 3\)

    Vậy \(y =3x\).

    b. Tương tự hàm số đi qua điểm B(-2; 1), ta có:

    \( - 2 = a.1 \Rightarrow a = - \frac{1}{2}\)

    Vậy \(y = - \frac{1}{2}\).

    Đồ thị hàm số y=3x qua góc phần tư I và III (vì hai toạ độ cùng dấu (cùng dương, cùng âm)).

    Đồ thị hàm số \(y = - \frac{1}{2}x\) qua góc phần tư II và IV (vì hai toạ độ trái dấu).

    Ví dụ 2:
    Vẽ đồ thị của hàm số \(y = \left\{ \begin{array}{l}3x\,\,\,voi\,\,\,x \ge 0\\ - \frac{1}{3}x\,\,voi\,\,x < 0\end{array} \right.\)

    Hướng dẫn giải:
    • Với \(x \ge 0\):
    Cho x=0 được \(y = 0 \Rightarrow O(0;0)\) thuộc đồ thị

    Cho x=1 được \(y = 3 \Rightarrow A(1;3)\) thuộc đồ thị

    • Với \(x < 0\):
    Cho x=-1 được \(y = \frac{1}{3} \Rightarrow B\left( { - 1;\frac{1}{3}} \right)\) thuộc đồ thị

    Cho x=-3 được \(y = 1 \Rightarrow C( - 3;1)\) thuộc đồ thị

    Vẽ đồ thị: Nối A, O,B, C ta được đồ thị là đường gấp khúc AOC.

    [img alt="" src="https://www.luyenthithukhoa.vn/images/fckeditor/VD2(3).png" >



    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Cho hình vẽ bên, điểm M có tọa độ \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) với \({x_0},{y_0} \in Q.\) Hãy tính tỉ số \(\frac{{{y_0} + 3}}{{{x_0} - 2}}.\)

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:
    Đường thẳng OA chứa đồ thị hàm số y=ax điểm A(-2;3) thuộc đồ thị hàm số đó nên ta có 3=-2a, suy ra \(a = - \frac{3}{2}.\)

    Vậy hàm số được cho bởi công thức \(y = - \frac{3}{2}x.\)

    M và A là hai điểm thuộc đồ thị của hàm số nên hoành độ và tung độ của chúng là những đại lượng tỉ lệ thuận, từ đó ta có:

    \(\frac{{{y_0}}}{{{x_0}}} = \frac{3}{{ - 2}} = \frac{{{y_0} + 3}}{{{x_0} - 2}}\)

    Vậy \(\frac{{{y_0} + 3}}{{{x_0} - 2}} = - \frac{3}{2}\).

    Bài 2:
    a. Vẽ đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{3}x\).

    b. Gọi A là điểm trên đồ thị. Tìm toạ độ điểm A, biết \({y_A} = 2.\)

    c. Gọi B là điểm trên đồ thị. Tìm toạ độ điểm B biết \({y_B} + 2{x_B} = 5\).

    Hướng dẫn giải:
    [​IMG]

    a. Đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{3}x\) đi qua hai điểm O(0;0) và C(3;1).

    b. A là điểm trên đồ thị nên \({y_A} = \frac{1}{3}{x_A}\) mà \({y_A} = 2\) nên \(2 = \frac{1}{3}{x_A} \Rightarrow {x_A} = 6\)

    Vậy A(6;2).

    c. B là điểm trên đồ thị nên \({y_B} = \frac{1}{3}{x_B}\) mà \({y_B} + 2{x_B} = 5\)

    Nên \(\frac{1}{3}{x_B} + 2{x_B} = 5 \Rightarrow \frac{7}{3}{x_B} = 5\).

    \( \Rightarrow {x_B} = \frac{{15}}{7}\) và \({y_B} = \frac{1}{3}.\frac{{15}}{7} = \frac{5}{7}\)

    Vậy \(B\left( {\frac{{15}}{7};\frac{5}{7}} \right)\).

    Bài 3:
    Cho hàm số y=f(x) thoả mãn:

    a. f(0)=0.

    b. \(\frac{{f({x_1})}}{{{x_1}}} = \frac{{f({x_2})}}{{{x_2}}}\) với \({x_1},{x_2} \in R\).

    Chứng minh rằng f(x)=ax với a là hằng số.

    Hướng dẫn giải:
    Giả sử ta có f(x)=ax với a là hằng số. Cho x=1 ta được f(1)=a. Nên ta đặt a=f(1). Ta chứng minh rằng f(x)=ax với mọi số thực x.

    Thật vậy:

    • Nếu x=0 thì theo giả thiết:
    f(0)=0=a.0

    • Nếu \(x \ne 0\) thì theo giả thiết ta có \(\frac{{f(x)}}{x} = \frac{{f(1)}}{1} = a\)
    Suy ra f(x)=ax

    Vậy f(x)=ax với mọi \(x \in R.\)