Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa - GDCD 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    A. Kiến thức trọng tâm


    1. Truyện đọc: “Một gia đình văn hóa”.

    Gợi ý trả lời câu hỏi:



    a) Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa?

    • Gia đình cô Hòa là một gia đình có nề nếp, một gia đình đầm ấm và hạnh phúc, mọi người trong gia đình yêu thương nhau, thực hiện tốt bổn phận của mình trong gia đình. Đây là một gia đình gương mẫu daai đầu trong công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.


    b) Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa?

    • Cô Hòa: Vừa hoàn thành công tác ở cơ quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc nuôi dạy con chu đáo.
    • Hai vợ chồng: Cùng tăng gia sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống.
    • Bạn Tú: Chăm ngoan, học giỏi còn biết giúp bố mẹ chăm sóc cây, cắt cỏ cho bò, dọn dẹp nhà cửa.
    • Mọi người luôn chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi việc
    • Gia đình đầm ấm vui vẻ
    • Gia đình cô chú tích cực xây dựng nếp sống ở khu dân cư, vận động bà con làm vệ sinh, chống các tệ nạn xã hội.


    c) Theo em, thế nào là gia đình văn hóa?

    • Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.


    d) Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì?

    • Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, thương yêu, chăm sóc nhau, có nề nếp gia phpng: Kính trên nhường dưới, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận.
    • Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh: Mọi thành viên trong gia đình có nhu cầu, sở thích, văn hóa lành mạnh, tích cực học tập, không sa vào các tệ nạn xã hội, không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.


    2. Nội dung bài học:

    * Khái niệm:

    • Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
    * Xây dựng gia đình văn hóa:

    • Mỗi người cần phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình.
    • Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
    * Ý nghĩa:

    • Gia đình thực sự là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
    • Gia đình có bình yên, xã hội mới ổn định
    • Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
    Bài tập a: Em hãy tìm hiểu kĩ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hóa của gia đình em, bản thân em?

    Hướng dẫn giải:
    Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em và bản thân em đã:

    Các thành viên trong gia đình:

    • Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau
    • Chia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình
    • Biết kính trên nhường dưới.
    • Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư.
    • Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi.
    Bản thân em:

    • Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.
    • Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
    • Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.
    • Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
    Bài tập b: Em hãy nhận xét về vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau:

    • Gia đình đông con
    • Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi.
    • Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
    Hướng dẫn giải:
    Theo em:

    • Gia đình công con nghèo túng, vất vả, bất hạnh không thể hạnh phúc được.
    • Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi có đời sống vật chất có thể đầy đủ nhưng đời sống tinh thần lại không lành mạnh, con cái đua đòi ăn chơi, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành nỗi bất hạnh cho gia đình, dạnh dự gia đình bị tổn hại.
    • Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm có đời sống vật chất có thể đầy đủ hoặc còn thiếu thốn nhưng về tình thần vật chất lại đầy đủ. Con cái có tình thần trách nhiệm và bổn phận của mình với gia đình, chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo. Đây là mẫu gia đình văn hóa.
    Bài tập c: Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khách nhau. Theo em, làm thế nào để có được sự hòa thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình?

    Hướng dẫn giải:
    • Trước hết, mọi người trong gia đình cần phải ton trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, không can thiệp sâu rộng.
    • Nhường nhịn lẫn nhau.
    • Trao đổi, góp ý kiến cho nhau khi có những thói quen chưa tốt.
    Bài tập d: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý?

    1. Việc nhà là việc của mẹ và con gái
    2. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai
    3. Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình
    4. Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc
    5. Con cái có thể tham gia bàn bạc công việc trong gia đình
    6. Trong gia đình , mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình
    7. Trẻ em không thể xây dựng gia đình văn hóa.
    Hướng dẫn giải:
    • Em đồng ý với ý kiến thứ (5) bởi vì con cái là một thành viên trong gia đình cho nên có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình mình phải có trách nhiệm và bổn phận đối với gia dình.
    • Em không đồng ý với các ý kiến còn lại.
      • Ý kiến (1) và (2) thể hiện quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ.
      • Ý kiến (3) và (6) trong gia đình cần có sự phân công cụ thể để mọi người thực hiện trách nhiệm đối với gia đình của mình, nhưng không có nghĩa là mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà cần có sự sẻ chia, tương trợ lẫn nhau, tất cả vì sự êm ấm hạnh phúc của gia đình bé nhỏ.
      • Ý kiến (4) gia đình có nhiều con là hạnh phúc chưa đúng bởi nếu đông con, chăm sóc, nuôi dạy sẽ vất vả, khó khăn hơn những gia đình ít con. Nếu gia đình đông con mà nghèo túng còn bất hạnh chứ không thể nào hạnh phúc.