Cảm nhận bài thơ Tĩnh dạ tư của Lý Bạch

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Cảm nhận bài thơ Tĩnh dạ tư của Lý Bạch


    5.jpg
    Tĩnh dạ tư của Lý Bạch – nỗi ưu tư trần thế​


    Với tài thơ kiệt xuất, đương thời Lý Bạch được ca ngợi là một trong ba nhà thơ vĩ đại nhất thời Đường. Suốt mấy mươi năm cuộc đời, Lý Bạch “chống kiếm rời quê hương, từ biệt cha mẹ viễn du” khắp thiên hạ. Nơi đâu có cảnh đẹp, dù có cách trở ông vẫn tìm đến thưởng ngoạn. Thế nhưng hình ảnh quê hương lúc nào cũng ẩn sâu trong lòng ông. Tình cảm ấy được ông ghi tạc sâu sắc trong bài thơ Tĩnh dạ tư (Suy nghĩ trong đêm thanh tĩnh).
    Với con người, quê hương là nguồn cội sinh thành, là điểm quy hướng tinh thần, là sức mạnh chở che mỗi khi ta thất vọng, đau buồn hay lạc lõng. Với Lý Bạch, sông núi miền Tứ xuyên đã trở thành một phần máu thịt, là tất cả trong kí ức dù có xa cách mấy mươi năm cũng không thể phai mờ. Những đêm trăng kiêu bạc uống rượu trên đỉnh núi Nga My huyền ảo hay những đêm múa kiếm trên núi Thanh Thành, lòng nuôi chí lớn mà hừng hực khí thế phiêu du vẫn còn ngời sáng theo trăng.
    Nếu bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư Sơn bộ bố) là một bức tranh thiên nhiên hùng tráng, rực rỡ sắc màu thì “Suy nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tư) là một bức thủy mặc trầm lắng xúc động lòng người. Nếu so sánh toàn diện hai bài thơ này thì rõ ràng là hai bức tranh hoàn toàn trái ngược cả về tâm thế lẫn tâm cảnh.
    Nếu thời gian trong “Xa ngắm thác núi Lư” là một buổi chiều rực rỡ, ánh sáng chiếu rọi khắp mặt đất bao la, quang cảnh vô cùng tráng lệ, kì vĩ đến phi thường, tiếng thác nước chảy dội vang vách núi. Người đứng trước cảnh thấy lòng rạo rực, yêu cây mến cảnh vô cùng, càng làm tăng khát vọng đi xa. Ngược lại, “Suy nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là một đêm vắng lặng, ánh trăng bàng bạc khắp không gian, đất trời hòa trong ánh sáng huyền hồ. Người nhìn ánh sáng ngỡ ngàng không biết là ánh trăng hay là sương trên mặt đất. lòng bỗng nhớ quê tha thiết, muốn trở về nơi cố xứ yêu thương:

    “Đầu giường ánh trăng rọi
    Ngỡ mặt đất phủ sương
    Ngẩn đầu nhìn trăng sáng
    Cúi đầu nhớ cố hương”.

    Lý Bạch đã dùng ba câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn để miêu tả cảnh vật. Cảnh thật mà cũng chính là tâm cảnh đấy thôi. Đêm thanh tĩnh là đêm vắng lặng, không còn thứ âm thanh nào vang dội nữa. Tất cả đã chìm sâu và giấc ngủ miên trung. Đêm thanh tĩnh là đêm của trời trăng, vũ trụ mơ màng trong ánh sáng. Ngay từ câu thơ đầu, Lý Bạch đã lấy trăng làm dấu hiệu của đêm thanh tĩnh ấy:

    “Đầu giường ánh trăng rọi”.

    Cuộc sống thanh bình, yên tĩnh, đêm ngủ không cửa đóng then cài. Trăng đã tìm đến với thi nhân. Với Lý Bạch, Nếu thơ là cảm hứng, rượu là men say thì trăng là một người bạn đường thân thiết trên bước đường vạn dặm trường chinh, là tri âm tri kỉ của muôn đời, là vẻ đẹp tuyệt vời nhất trên trần gian.