Cảm nhận của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan - Bài làm 1 Bài làm: Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của Bà huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm... Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ Qua đèo Ngang người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc, kín đáo của nhà thơ. Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông... mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng. Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa... Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ.... Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn... cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của Bà huyện Thanh Quan lúc này.. Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội. Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói: Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy: Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải. Tức cảnh sinh tình: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi... Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang. Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa. Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ. Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thuỷ chung, thương nhớ quê nhà. Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa, buồn bã. Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng. Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng. Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la. Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ. Qua đèo Ngang là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Với cách sử dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín. Cảnh Đèo Ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm. Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ, ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của Bà huyện Thanh Quan.
Cảm nhận của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan - Bài làm 2 Bài làm: Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan là một tác phẩm nổi tiếng, viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, qua đèo Ngang thấy đây là một nơi có phong cảnh hữu tình nên đã viết nên bài thơ với giọng điệu nam mác và hồn thơ tinh tế, điêu luyện. Khi viết nên bài thơ này, Bà huyện Thanh Quan đã miêu tả nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tinh tế, từ đó bộc lộ những tâm trang đang chất chứa trong lòng của tác giả, sự cô đơn và một chút nuối tiếc về thời kỳ huy hoàng dần qua đi. Bài thơ được tác giả viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật, chỉ với hai câu đề, tác giả đã khái quát cho người đọc thấy toàn bộ phong cảnh và thời gian khi đến Đèo Ngang. Với cách mở đầu tự nhiên và rất thật này sx làm cho người đọc cảm giác như bà chỉ vừa thuận chân bước tới nơi đây và tức cảnh sinh tình với khung cảnh giản dị mà đẹp ấy. Hình ảnh thời gian “bóng xế tà” gợi cho ta một nỗi buồn man mác, không gian mênh mông khiến chúng ta nghĩ đến thời khắc kết thúc một ngày sắp qua đi, trong thời khắc hoàng hôn buồn đến ma mị như vậy Bà huyện Thanh Quan đã điểm xuyết một vài hình ảnh cỏ cây của thiên nhiên vào. Với phép liệt kê “cỏ, cây, đá, hoa” được nhân hoá qua hoạt cảnh “chen” khiến cho khung cảnh nơi đây trở nên sinh động. Những loài cây cỏ thiên nhiên đua nhau sinh sôi tràn sức sống, tuy rằng nhỏ bé nhưng chúng có sức mạnh mãnh liệt. Trong ánh chiều tà buồn rượi bắt gặp những hình ảnh của sự sống như vậy khiến chúng ta càng có nhiều suy nghĩ. Hai câu thơ tiếp theo (câu thực) tác giả phóng tầm mắt từ trên đèo cao nhìn xuống xung quanh, xa xa thấp thoáng có bóng dáng của con người. Hình ảnh “tiều vài chú, lác đác, chợ mấy nhà” xuất hiện càng khiến khung cảnh buồn trở nên hiu hắt, trống trải. Biện pháp đảo ngữ và từ láy trong 2 câu thơ đã thể hiện rõ hơn sự hiu quạnh, tất cả đều rất nhỏ bé so với đèo ngang hung vĩ. Nỗi buồn thê lương được khắc hoạ rõ nét qua hai câu luận. Câu thơ mượn tích xưa khi vua thục bị mất nước hoá thành con cuốc. Tiếng kêu cuốc cuốc khắc khoải nghe bi ai, khiến bóng chiều tà càng thêm vắng lặng. Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện rõ nét về nỗi thương nhà, nghệ thuật chơi chữ đồng âm khiến cảm giác tiếc thương đó càng trở nên mãnh liệt, đó cũng là lòng yêu nước của tác giả. Hai câu kết khép lại trong khung cảnh thiên nhiên hung vĩ của Đèo Ngang. Cảnh vật như khiến tác giả không muốn rời đi vì sự hung vĩ tuyệt vời của thiên nhiên như níu chân người thi sĩ. Nỗi cô đơn trong lòng lại càng dâng lên đến khó tả, cảnh thiên nhiên rộng lớn bao nhiêu thì nỗi lòng người thi sĩ lại chất chứa nhiều bấy nhiêu. Đọc câu thơ kết hợp nhịp điệu chậm rãi khiến ta cảm thấy đây như một tiếng thở dài của nhà văn, nuối tiếc những gì sắp qua. Tác giả đã mượn những câu từ tinh tế để trút bỏ nỗi lòng của mình với độc giả, ngoài thể hiện một bức tranh thiên nhiên đượm buồn hung vĩ thì tâm trạng nuối tiếc cũng như lòng yêu nước cũng được thể hiện một cách suất sắc trong bài thơ Qua đèo Ngang.